Đời sống

Nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị thiếu ngủ

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm.

Điều trị mất ngủ hậu COVID-19 bằng đông y / Bí quyết để khắc phục tình trạng mất ngủ hậu COVID-19

Mất ngủ là gì?

Nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị thiếu ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nguồn ảnh: Internet

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người, giúp con người được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian làm việc và học tập.

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Trung bình một người bình thường ngủ từ 7- 8 tiếng/ngày trong đó giấc ngủ phải đảm bảo đủ về thời gian, đủ sâu và cảm thấy thỏa mái khỏe khoắn sau khi thức dậy.

Mất ngủ bao gồm: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trong vòng ít nhất là 1 tháng. Mất ngủ cấp tính là mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng.

Bị mất ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến người già và còn gặp ở những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thay đổi về thói quen ngày hàng ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ trên một số đối tượng.

 

Nguyên nhân khiến bạn thiếu ngủ

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ xảy ra khi bạn ngủ không đủ giấc so mức cần thiết. Khi tình trạng này kéo dài theo thời gian sẽ khiến bạn càng cảm thấy buồn ngủ hơn và mất nhiều thời gian để trở lại trạng thái ổn định.

Mặc dù tình trạng thiếu ngủ đôi khi đơn giản là do sự bận rộn của công việc, nhưng nó cũng có thể là kết quả của một số vấn đề sức khỏe như: Bệnh Alzheimer, ung thư, trầm cảm, các chấn thương ở đầu, thiểu năng trí tuệ, mang thai, tâm thần phân liệt, đột quỵ.

Ngoài buồn ngủ quá mức, bạn có thể nhận thấy suy giảm nhận thức như: vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ chậm hơn, khoảng thời gian chú ý ngắn hơn và cáu gắt.

 

Biện pháp: Để phục hồi, bạn cần ngủ đủ giấc. Cần đảm bảo ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm, và lý tưởng nhất là đi ngủ và thức dậy vào khoảng thời gian giống nhau mỗi đêm và sáng.

Chuyên gia y học giấc ngủ Alex Dimitriu cho biết, bạn cũng nên tránh kiểu ngủ “thức khuya vào đêm này và ngủ bù vào đêm hôm sau”. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Rối loạn sức khỏe tâm thần

Người mắc chứng rối loạn lo âu, rối loạn sau sang chấn có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Thức dậy quá sớm có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm.

Sử dụng thuốc

 

Nhiều loại thuốc kê theo toa có thể tác động đến giấc ngủ của chúng ta ví dụ như thuốc trầm cảm, thuốc chữa trị hen suyễn, thuốc trị huyết áp. Một số loại thuốc không kê đơn như giảm đau, dị ứng, cảm lạnh,… thuốc hỗ trợ giảm cân có thành phần caffeine và một số chất kích thích làm cản trở giấc ngủ.

Ngưng thở khi ngủ

Tiến sĩ Meir Kryger, chuyên gia y học về giấc ngủ tại Yale Medicine, cho biết chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn tạm thời ngừng thở suốt đêm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém.

Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm: ngáy to, khó ngủ, thức dậy với miệng khô, nhức đầu vào buổi sáng, cáu gắt, khó tập trung.

Bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ nếu bạn trên 50 tuổi hoặc thừa cân.

 

Biện pháp: Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Đối với các trường hợp nhẹ, bạn có thể thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân nếu bạn thừa cân. Tuy nhiên, trong những trường hợp trung bình hoặc nặng, phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) hoặc các thiết bị răng miệng, như thiết bị ổn định lưỡi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo