Đời sống

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách chữa mồ hôi tay hiệu quả

Làm thế nào để trị mồ hôi tay? Mời bạn tìm hiểu về 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến việc giảm mỡ bụng chưa hiệu quả / 5 nguyên nhân không ngờ khiến trẻ bị nói lắp

1. Nguyên nhân gây mồ hôi tay

Hầu hết mọi người đều cảm thấy lòng bàn tay đổ mồ hôi, hoặc tóc gáy dựng lên trong những tình huống căng thẳng, những lo lắng bất an hay khi gắng sức quá mức.

Ví dụ như việc không có gì là lạ khi bạn cầm điện thoại quá lâu để xem một bộ phim giật gân, chơi trò chơi điện tử yêu thích mà cào phím loạn xạ hay khi leo núi, cử tạ phải dùng rất nhiều sức. Những hoạt động trên với mức độ căng thẳng cao hơn bình thường sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Điều này làm tuyến mồ hôi phải giải phóng nhiệt thông qua mồ hôi và thật không may khi lòng bàn tay của bạn không thực hiện được chức năng làm mát dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi.

Nếu bàn tay của bạn luôn đổ mồ hôi ngay cả khi không làm gì, hay đổ mồ hôi quá nhiều thì bạn nên nghĩ đến vấn đề sức khỏe ngay nhé.

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách chữa mồ hôi tay hiệu quả - Ảnh 1.

Một số nguyên nhân gây bệnh mồ hôi tay gồm: lo lắng và căng thẳng, di truyền, nội tiết tố trong cơ thể,... (Ảnh: Internet)

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra mồ hôi tay:

- Lo lắng và căng thẳng

- Yếu tố di truyền

- Nội tiết tố trong cơ thể

- Hoạt động thể chất quá mức

 

- Chế độ ăn uống không cân bằng

- Tác dụng phụ của thuốc được kê theo toa

- Thời tiết nóng bức

2. Cách trị mồ hôi tay

Nếu như không phải bệnh lý quá nghiêm trọng thì bạn hãy thử ngay một trong những cách sau đây:

2.1. Sử dụng chất chống mồ hôi cho bàn tay

Chất chống mồ hôi là cách dễ nhất đã được chứng minh để kiểm soát mồ hôi. Nó hoạt động theo nguyên tắc làm bịt kín và thu nhỏ lỗ chân lông. Và việc của bạn là sử dụng kem, gel chống mồ hôi thích hợp để bôi tay là được. Bạn có thể lên mạng search ra rất nhiều loại chất chống mồ hôi, hi vọng bạn sẽ tìm được sản phẩm phù hợp với mình.

 

Kem dưỡng da chống mồ hôi hoạt động như thế nào? Bạn chỉ cần lấy 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu cho vào lòng bàn tay xoa đều và để khô trong 3-5 phút. Tùy thuộc vào mức độ mồ hôi của bạn, chất chống mồ hôi tay có thể giảm tiết từ 1 đến 3 giờ cho mỗi lần thoa.

2.2. Ăn uống lành mạnh và giải độc cơ thể

Bạn có biết chế độ ăn uống hàng ngày của bản thân cũng có thể ảnh hưởng đến việc đổ mồ hôi không? Việc bạn dùng các thức ăn cay, béo, chiên hay đồ uống có cồn, caffeine sẽ làm tăng tiết mồ hôi trong khi các thực phẩm khác có thể giúp bạn ít đổ mồ hôi hơn.

Chính vì thế một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ dẫn đến sự cân bằng và một cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngược lại, một chế độ ăn uống nghèo nàn sẽ dẫn đến sự mất cân bằng thể chất, cảm xúc, tinh thần. Việc mất cân bằng có thể dẫn đến bệnh mãn tính, tăng cân, lo lắng và bạn đoán xem kết quả nó sẽ làm đổ mồ hôi nhiều hơn.

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách chữa mồ hôi tay hiệu quả - Ảnh 2.

Ăn uống lành mạnh giúp giải độc cơ thể và hạn chế bệnh mồ hôi tay. (Ảnh: Internet)

Thay vì sử dụng những đồ ăn, đồ uống không tốt thì các bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm chứa vitamin B và D để thúc đẩy sự cân bằng như: Sữa ít béo hoặc không béo, thực phẩm giàu canxi, dầu ô liu, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân. Bạn cũng có thể lựa những loại trái cây và rau củ có hàm lượng nước cao để giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như: bông cải xanh, súp lơ trắng, dưa hấu, dâu tây, bưởi, táo, việt quất, mận, cam, rau diếp, bí, củ cải, cần tây.

 

2.3. Uống nhiều nước

Tại sao uống nhiều nước lại làm giảm mồ hôi? Đơn giản thôi, vì khi bạn uống nhiều nước trong ngày, lượng nước giữ đủ sẽ làm mát nhiệt độ cơ thể và khi nhiệt độ cơ thể bình thường thì dĩ nhiên việc ra mồ hôi tay cũng giảm.

Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách chữa mồ hôi tay hiệu quả - Ảnh 3.

Uống nhiều nước cũng hỗ trợ làm giảm ra mồ hôi. (Ảnh: Internet)

2.4. Sử dụng túi trà

Trà được biết đến như một chất chống mồ hôi tự nhiên bởi nó có chứa chất gọi là axit tannic. Axit tannic có khả năng co lại và thu nhỏ lỗ chân lông. Việc co lại này giúp làm giảm mồ hôi giống như một chất chống mồ hôi. Cách sử dụng khá là đơn giản: Bạn có thể giữ túi trà đen ẩm trên bàn tay đẫm mồ hôi trong vài phút mỗi ngày. Hoặc bạn có thể dùng nó để rửa hay lau tay để kiểm soát vấn đề. Ngoài ra, hãy cho 3 đến 4 túi trà đen vào nước nóng và ngâm lòng bàn tay của bạn trong đó mỗi ngày trong 30 phút.

2.5. Sử dụng nước hoa hồng, nước chanh, giấm táo

Bạn có thể mua nước hoa hồng từ bất kỳ cửa hàng bán sản phẩm làm đẹp nào bởi vì nó thường được sử dụng như một loại toner cho da. Mà bạn biết rồi đấy toner sẽ giúp đóng các lỗ chân lông trên da của bạn, làm giảm lượng mồ hôi tiết ra. Việc bạn cần làm là nhúng một miếng bông gòn vào trong nước hoa hồng sau đó xoa miếng bông lên lòng bàn tay và để khô là được.

Nước chanh và giấm táo cũng sẽ làm như cách này. Tuy nhiên sau khi để chúng khô lại thì bạn hãy rửa tay đi nhé.

 

2.6. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa được coi là một chất chống mồ hôi tự nhiên chính vì thế sau khi tắm hàng ngày xong, hãy lấy một ít dầu dừa xoa vào lòng bàn tay. Không chỉ giúp chống mồ hôi mà dầu dừa còn giúp bàn tay của bạn mềm mại khi chạm vào.

2.7. Sử dụng khăn lau tay có chứa cồn

Nếu bạn không muốn sử dụng chất chống mồ hôi thì có thể sử dụng biện pháp này. Cồn được biết đến như một chất làm se, khi bôi tại chỗ có thể giúp giữ bàn tay của bạn tạm thời khô nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông. Thủ thuật này khá hữu ích ngay trước khi có một cuộc phỏng vấn hoặc sự kiện quan trọng.

2.8. Thấm mồ hôi bằng phấn rôm

Phấn rôm giúp hấp thụ chất lỏng. Vì vậy, mỗi khi bắt đầu cảm thấy mồ hôi trên tay đang đổ ra thì hãy dùng một chút phấn rôm nha. Tuy nhiên bạn nên tìm loại phấn rôm không chứa talc hoặc có thể sử dụng thay thế phấn rôm bằng muối nở hoặc bột ngô cũng được.

2.9. Tập thể dục thường xuyên

Khi tập thể dục sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn trong lúc tập. Tuy nhiên, bạn có biết việc tập thể dục cũng sẽ giúp giảm lượng căng thẳng mà cơ thể bạn gặp phải do nhiệt độ cốt lõi của cơ thể bạn thường xuyên duy trì ở mức ổn định và điều này làm giảm lượng mồ hôi tổng thể mà cơ thể bạn tiết ra. Vì vậy, bạn nên dành ra 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày để tập thể dục.

2.10. Tiêm botox

Botox được biết là có hiệu quả làm giảm tình trạng đổ mồ hôi tay từ 82% đến 87%. Tuy nhiên, việc tiêm botox này sẽ phải tiêm thuốc sáu tháng một lần và nó có thể gây đau yếu tay tạm thời. Do đó, bạn hãy nên thảo luận về tất cả các lựa chọn của mình với bác sĩ trước khi tiêm botox

 

2.11. Điều trị bằng cách điện di ion (Iontophoresis)

Biện pháp điều trị này sử dụng một thiết bị y tế để truyền một dòng điện nhẹ qua nước và bề mặt giúp làm giảm lượng mồ hôi tiết ra ở tay lên đến 81%. Không ai chắc chắn 100% cách thức hoạt động của cách này để ngăn mồ hôi tay, nhưng người ta cho rằng dòng điện và các khoáng chất trong nước làm dày lớp da bên ngoài của bạn, do đó, ngăn mồ hôi thoát ra bề mặt. Phương pháp này phải thực hiện ít nhất 3 – 4 lần/ tuần, trong vòng 6 tháng đầu. Sau đó cần duy trì ít nhất 1 lần/tuần để tránh việc đổ mồ hôi tái phát trở lại. Và phương pháp này cũng hơi đau đó nhé.

2.12. Phẫu thuật cắt hạch giao cảm

Cắt hạch giao cảm được coi là biện pháp điều trị mồ hôi tay có hiệu quả khá tốt nhưng rủi ro lại cao hơn so với những biện pháp khác bởi vì nó có thể bị tăng tiết mồ hôi bù trừ (50 – 90%), xuất huyết, nhiễm trùng, đau ngực, tràn dịch màng phổi,… sau mổ.

Đối với phương pháp này thì bạn PHẢI cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.

Hi vọng với bài viết này các bạn có thể tìm ra được biện pháp phù hợp với bản thân nhất để điều trị căn bệnh mồ hôi tay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm