Đời sống

Nhà tuyển dụng có hỏi "Một con bò 400kg, muốn đi qua cây cầu chỉ chịu được sức nặng tối đa 350kg thì phải làm thế nào?" - Đáp án khiến ứng viên "ngã ngửa"

Tư duy của những người không giống nhau khi đứng trước một vấn đề sẽ có những hành động khác nhau. Có người cho rằng chia con bò thành nhiều phần, có người muốn con bò bơi qua sông, có người lại muốn nó bay lên... Vậy đáp án chính xác ở đây là gì.

12 lời nhắn cha mẹ nhất định nên gửi đến con cái: Giá trị hơn việc để lại cho chúng cả núi bạc núi vàng! / Thực đơn cơm chiều: Lạ vị cho ngày mát mẻ

Trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có hỏi ứng viên câu hỏi thế này:

"Một con bò nặng 400kg, muốn đi qua cây cầu chỉ chịu được sức nặng tối đa 350kg thì phải làm thế nào?"

Bạn có nghĩ rằng đây là một câu hỏi vô lý và không cần thiết trong buổi tuyển dụng của một công ty?

Nhà tuyển dụng có hỏi Một con bò 400kg, muốn đi qua cây cầu chỉ chịu được sức nặng tối đa 350kg thì phải làm thế nào? - Đáp án khiến ứng viên ngã ngửa - Ảnh 1.

Hình minh họa.

 

 

Rất nhiều câu trả lời đã được đưa ra. Có người cho rằng, "chia con bò thành nhiều phần rồi lần lượt vận chuyển qua cầu. Đằng nào con bò trước sau cũng sẽ bị giết thịt, giết sớm hơn thì có thể thuận lợi cho việc vận chuyển."

Có người lại nói rằng:

"Sao phải tốn công như vậy, bò là loài động vật biết bơi. Thả nó xuống sông rồi dùng dây thừng buộc vào đầu bò. Khi ta qua cầu thì con bò cũng sẽ theo đó bơi qua."

Một người khác lại tranh luận:

"Tại sao không buộc quả khinh khí cầu vào thân con bò cho nó bay qua?"

 

"Cho con bò đi cày ruộng, chưa đầy hai tháng nó sẽ gầy đi còn 300kg và có thể dễ dàng qua cầu." Một người khác bày tỏ ý kiến

Xuất phát từ góc độ kinh doanh, có một đáp án tuyệt vời được đưa ra.

Ứng viên này cho rằng, hình ảnh con bò qua cầu thực chất là 1 vấn đề trong mô hình kinh doanh. Con bò tượng trưng cho hàng hóa, còn trọng lượng chính là giá cả. Cây cầu giống một kênh lưu thông trên nền tảng thị trường.

Trên thực tế, khi sức nặng của con bò vượt quá sức tải của cây cầu, đồng nghĩa với việc mức giá của sản phẩm cao hơn sức chịu đựng của các kênh lưu thông trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

Cách 1, doanh nghiệp giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa thông qua chính sách trợ cấp . Tức là trước khi bò qua cầu, hãy trả tiền để gia cố cầu. Cách làm này có thể sẽ giúp gia tăng số lượng bò qua cầu, đồng thời cũng chính là gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ. Đến khi đạt đến một trình độ nhất định, khoản tiền mà bạn bỏ ra để gia cố cầu có thể dễ dàng kiếm lại, thậm chí nguồn lãi nhiều gấp trăm nghìn lần số tiền trước đó.

 

Nhà tuyển dụng có hỏi Một con bò 400kg, muốn đi qua cây cầu chỉ chịu được sức nặng tối đa 350kg thì phải làm thế nào? - Đáp án khiến ứng viên ngã ngửa - Ảnh 2.

Hình minh họa.

 

 

Cách 2, doanh nghiệp có thể kiểm soát giá thành sản phẩm bằng cách dùng dao, cắt bỏ những thành phần không cần thiết trên con bò. Như vậy, cùng với đó, việc giảm giá thành sẽ giúp lượng hàng hóa tiêu thụ nhanh hơn. Cách này tuy có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề tiêu thụ, tuy nhiên lợi nhuận thu được cũng giảm theo đáng kể.

Cách 3, đó chính là tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm. Giống như có bạn trên từng nói, buộc quả khinh khí cầu vào thân con bò. Trên thực tế nhìn từ góc độ kinh doanh, đây được gọi là giá trị đẳng cấp thương hiệu, là mức giá được ấn định cao hơn hẳn mức giá "thông thường". Cách này quả thực vô cùng có lợi, không chỉ đảm bảo hàng hóa được lưu thông trên thị trường, mà giá trị đẳng cấp thương hiệu cũng được tăng cao.

Xét dưới góc độ kinh doanh, câu trả lời này quả thực rất thuyết phục. Những câu hỏi phỏng vấn của các công ty lớn tưởng chừng như vớ vẩn nhưng lại ẩn chứa những nguyên tắc kinh doanh sâu sắc.

Nhà tuyển dụng có hỏi Một con bò 400kg, muốn đi qua cây cầu chỉ chịu được sức nặng tối đa 350kg thì phải làm thế nào? - Đáp án khiến ứng viên ngã ngửa - Ảnh 3.

Hình minh họa.

 

 

Tư duy của con người thường quyết định đến hành động của họ. Câu hỏi tưởng như vô lý này thực chất là để khảo sát năng lực tư duy của các ứng viên.

Chỉ khi không bó hẹp trong một khuôn mẫu, áp dụng tư duy phân kỳ và nhìn từ góc độ tổng thể mới có khả năng giải quyết được vấn đề.

Hãy thử nghĩ xem, khi nhà tuyển dụng đưa ra một vấn đề vô lí mà không cho bạn có thời gian lâu hơn để suy nghĩ, vậy đó là gì? Hình thức phỏng vấn này chính là bài kiểm tra năng lực ứng phó tình huống của ứng viên. Càng những vấn đề vô lí thì yêu cầu khả năng ứng phó càng cao.

Để tồn tại trong giới kinh doanh, năng lực giải quyết vấn đề là yếu tố vô cùng cần thiết. Nếu suy xét và nghiên cứu kỹ hơn nữa về vấn đề "con bò qua cầu", sẽ có thêm rất nhiều phương án giải quyết. Thông qua những câu hỏi này, nhà phỏng vấn có thể xem xét một cách toàn diện khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên, cũng như tìm ra những ưu điểm nổi trội từ con người họ. Chỉ những người có thể đưa ra nhiều phương án giải quyết hợp lí cùng một lúc, mới có khả năng tồn tại trên thương trường khốc liệt và giành chiến thắng trước những đối thủ khác.

Nhà tuyển dụng có hỏi Một con bò 400kg, muốn đi qua cây cầu chỉ chịu được sức nặng tối đa 350kg thì phải làm thế nào? - Đáp án khiến ứng viên ngã ngửa - Ảnh 4.

Hình minh họa.

 

 

Trên thực tế, khi gặp phải những câu hỏi như vậy, đầu tiên hãy tư duy cao độ, xác định vấn đề được đưa ra chắc chắn có liên quan đến vị trí và chức vụ ứng tuyển. Sau đó, bằng cách phân tích tư duy của bản thân, suy xét về mối liên hệ giữa vấn đề và vị trí chuyên môn. Qua phân tích kỹ lưỡng, đưa ra được đáp án cuối cùng chính xác, hợp lí và kích thích sự hứng thú của đối phương. Đó mới chính là đáp án làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Vì vậy, trong các cuộc phỏng vấn, bạn phải có khả năng nhìn thấu suy nghĩ của nhà tuyển dụng, sử dụng tư duy logic chặt chẽ trả lời câu hỏi hợp tình hợp lí. Chỉ cần bạn có logic chính xác, tư duy sáng suốt và khả năng biện luận, bạn đã có thể dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn.

Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, hãy chú ý đến những vấn đề tưởng chừng như vô lý và suy nghĩ một cách thấu đáo để tìm hướng giải quyết chúng. Việc này sẽ rất có ích trong việc giúp bạn rèn luyện khả năng nhìn thấu tâm tư của người khác, bồi dưỡng khả năng diễn đạt và logic tư duy của bản thân, xây dựng nền tảng vững chắc trước khi bạn bước và thương trường.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm