Nhân sâm "đại bổ" nhưng dùng không đúng lại hại sức khoẻ
Rau đay không chỉ là món ăn ngon còn đặc biệt tốt cho sức khỏe mà ít ai ngờ / Thực đơn 4 món giúp tăng cường và bảo vệ sức khỏe mà ăn hoài không chán
Nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng, thuộc một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung - Quế - Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước.
Theo Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, nhân sâm có thể dùng độc vị (một vị nhân sâm) hoặc có thể dùng kết hợp đều có tác dụng tốt cho sức khoẻ.
Người bị suy nhược sau khi mất máu, thần kinh suy nhược có thể dùng độc vị nhân sâm 40g sắc với 2 bát nước sạch còn 1 bát, uống trong ngày cơ thể sẽ dần hồi phục. Chữa thần kinh suy nhược thể âm hư: tâm phiền, mất ngủ dùng 4g nhân sâm, 12g mạch môn, 12g táo nhân sao, 8g ngũ vị tử, 8g bá tử nhân sao sắc uống.
Với những trường hợp mỏi mệt có thở gấp, miệng khát dùng 4g nhân sâm sắc với 12g mạch môn, 8g ngũ vị tử sắc uống.
Ngoài ra, nhân sâm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị phế hư, hậu sản, khí hư, giãn phế quản, viêm phế quản.
Nhân sâm, ảnh minh hoạ.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, nhân sâm là dược liệu "đại bổ" nhưng không biết cách dùng là có thể gây hại cho sức khoẻ. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng nhân sâm:
Nhân sâm không nên dùng vảo buổi tối vì có thể gây ra tình trạng khó ngủ. Do nhân sâm làm tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp, tăng hưng phấn thần kinh, tăng sức lực, tăng khả năng lao động… Thời điểm sử dụng tốt cho sức khoẻ nhất là vào buổi sáng hoặc chiều.
Do nhân sâm có đặc tính cường hoạt động của hệ tuần hoàn cho nên cần lưu ý không dùng cùng với với củ cải, cà phê, chè và những chất kích thích thần kinh khác làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Nhà khoa học Lương y Bùi Đắc Sáng cũng cho biết thêm, những trường hợp đang có bệnh lý sau cũng không nên dùng nhân sâm: Cảm sốt phong hàn,cảm mạo phong nhiệt, đau bụng tiêu chảy, sốt xuất huyết, viêm gan cấp, viêm tuỵ cấp, viêm loét dạ dày – tá tràng, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi,...
Nhân sâm được biết tới là thuốc quý bổ cho nguyên khí. Do vậy người nguyên khí không bị suy dùng nhân sâm có thể dẫn tới chứng "khí ứ hóa hỏa".Lương y bùi Đắc Sáng cho biết, trong sách cổ có ghi chép lại những người có thể trạng âm hư hoả vượng, âm hư nội nhiệt với các triệu chứng: Người gầy, da khô, nóng, lòng bàn tay/ bàn chân nóng, miệng khô khát nước, trong lòng phiền muộn, bứt rứt, mất ngủ, gò má đỏ, ramồ hôi trộm, sốt hâm hấp vào buổi chiều, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ nhạt… không nên dùng.
Theo như phân tích trên của lương y thì việc dùng nhân sâm không nên tuỳ tiện mà cần phải có chỉ dẫn chuyên môn. Trường hợp cần bổ mới dùng, không phải trường hợp suy nào cũng bồi bổ được.
Ngoài ra, ngay cả các trường hợp cần phải bồi bổ cũng cần có hướng dẫn của bác sĩ Đông y. Không nên bồi bổ thái quá và cho rằng càng bổ càng tốt để tránh phản tác dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần