Nhân trần giải nhiệt mát gan nhưng 3 kiểu người này nên tránh xa, kẻo rước thêm bệnh
10 loại nước mát gan, giải nhiệt: Bác sĩ khuyên ai cũng nên uống thay cho trà sữa, nước ngọt / Mẹo làm vải ngâm mát lạnh giải nhiệt: Ăn vừa ngon ngọt đã khát lại có vô vàn lợi ích quý
Thành phần dinh dưỡng của nhân trần
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, không thể phủ nhận lợi ích thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ khát, mát gan của các loại nước mát. Tuy vậy, các loại nước mát tưởng chừng như một loại nước dễ uống và tốt cho tất cả mọi người song thực tế không phải ai uống, uống bao nhiêu cũng có lợi cho sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính bình, quy vào các kinh tỳ, vị, can, đởm, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, chỉ thống, lợi tiểu. Nước nhân trần có tác dụng tăng bài tiết mật, chống viêm nhất là với các bệnh về gan mật. Dù vậy uống nhân trần thường xuyên, hàng ngày thay nước lọc là không nên vì có thể gây tác dụng phụ.
Uống nhiều không tốt cho gan thận
Do nhân trần có tính hàn cao nên dù cơ thể bạn không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết dẫn tới phải làm việc nhiều hơn gây tổn thương, mất cân bằng, làm hại gan thận. Đồng thời, nếu bạn quá lạm dụng nhân trần sẽ gây nên hiện tượng chán ăn sau khi uống nhiều nước nhân trần là do tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột nên có thể gây co thắt đường tiêu hóa ảnh hưởng tới hệ bạn bài tiết dễ gây nên tình trạng tiêu chảy, mất nước mệt mỏi, biếng ăn…
Thêm vào đó, do nhân trần có tính lợi tiểu rất tốt nên việc uống hàng ngày, nhất là vào mùa nóng dẫn đến thải nhiều. Lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên dễ dẫn tới tình trạng mất nước gây thiếu nước cho cơ thể gây mệt mỏi, thiếu tập trung ảnh hưởng tới tinh thần của bạn
Những người nào không nên uống?
Trẻ dưới 1 tuổi: Theo các chuyên gia Đông y cũng khuyến cáo, người già và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng cần thận trọng với đồ uống mát, có tính giải nhiệt cao vì chức năng tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ không ổn định, và do hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ kém nên nếu uống nước nhân trần nhẹ có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn, nặng hơn thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột, mất nước, hôn mê.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống: Bởi nhân trần có tính hàn lạnh nên khi bạn uống nhiều có thể làm thai suy dinh dưỡng, chết lưu. Đồng thời, những người phụ nữ sau sinh uống nhân trần nhiều có thể bị mất sữa hoặc có ít sữa.
Người bị tiêu chảy lạnh bụng: Với những người cơ thể hư hàn lạnh bụng, hoặc đang bị tào tháo đuổi thì không nên uống nước nhân trần kẻo tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện