Nhìn mâm cơm với quả trứng rán, chồng giận dữ quát mắng mà đâu biết mỗi ngày tôi trải qua khốn khổ như thế nào
Về thắp hương cho mẹ, vô tình nghe cuộc cãi vã của vợ chồng anh trai mà tôi khóc không ra tiếng / Chưa kịp kỷ niệm 1 năm ngày cưới, vợ chồng đã ly thân
Chào Hướng Dương,
Chồng tôi là người rất kĩ tính, khó chịu trong chuyện tiền bạc. Mỗi tháng anh kiếm được hơn 50 triệu nhưng lại gửi ngân hàng 45 triệu, chỉ đưa tôi 5 triệu chi tiêu sinh hoạt. Tôi góp ý nhiều lần, bảo anh gửi ngân hàng ít lãi, có con nhỏ, tiền chi tiêu cần rất nhiều nhưng anh lại mắng ngược tôi là ăn tiêu phung phí. Tôi mua bỉm tốt cho con mặc, anh chê mắc rồi tự đi mua loại bỉm rẻ tiền, không nhãn mác. Xót con quá, tôi khóc với bố mẹ chồng. Họ mắng anh một trận nhưng anh vẫn không thay đổi quan điểm, xót cháu, bố mẹ chồng phải cho tiền tôi mua bỉm cho con.
Anh còn bắt tôi phải ghi chép chi tiêu từng ngày để anh kiểm tra. Nhưng số tiền 5 triệu chồng đưa với 7 triệu tiền lương của tôi thật sự không đủ sống. Tôi đã tằn tiện lắm vẫn phải vay mượn, chắp vá khắp nơi. Thậm chí, cuối tuần nào tôi cũng phải về nhà mẹ đẻ xin tiền ăn sáng. Nghĩ lấy chồng rồi vẫn phải nhờ vả bố mẹ, tôi lại buồn thắt ruột gan.
Hôm qua, tôi hết sạch tiền nên chỉ nấu cơm rồi rán quả trứng. Chồng tôi thấy mâm cơm chỉ có trứng, anh giận dữ hỏi tôi tiền anh đưa đâu? Tại sao cho anh ăn uống khốn khổ như vậy? Tôi bực quá kể một loạt chi tiêu thì anh quát tôi không biết vun vén. Hướng Dương ơi, tôi thật sự rất mệt mỏi và chán chường với tính cách keo kiệt, bủn xỉn của chồng. Phải làm sao để anh nhận ra việc chi tiêu trong gia đình không đơn giản như anh nghĩ và thoáng hơn trong chi tiêu đây?
Chào bạn,
Bài toán kinh tế gia đình luôn là một thử thách với các cặp vợ chồng, đặc biệt là khi mức thu nhập của vợ chồng đều thấp. Nhưng trong trường hợp của bạn thì khác. Chồng bạn có thu nhập cao, có khả năng đảm bảo một cuộc sống tốt nhất cho gia đình. Vấn đề là anh ấy không chịu hiểu nỗi khổ chi tiêu của vợ. Vô tình điều này sẽ đẩy các thành viên trong gia đình vào cảnh mệt mỏi, túng thiếu. Nếu chồng bạn không thay đổi tư tưởng và hành động, tình cảm vợ chồng rạn nứt là điều sẽ xảy ra.
Bây giờ, bạn nên nói chuyện với chồng. Hãy đưa anh ấy xem cuốn sổ chi tiêu và nói rõ những khoản nào đã được bố mẹ hai bên "gánh hộ", khoản nào đang không cần thiết. Với số tiền hơn mười triệu kia, tổng số tiền phải chi trong tháng là bao nhiêu, thiếu đi bao nhiêu? Ngoài ra, bạn nên hỏi chồng về kế hoạch tiết kiệm. Liệu anh ấy có đặt ra mục tiêu nào không? Từ đó hai vợ chồng thống nhất mỗi tháng sẽ tiết kiệm bao nhiêu là hợp lý mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình và sự phát triển của con.
Nếu chồng vẫn không đồng ý việc trích tiền gửi tiết kiệm hàng tháng để chi tiêu sinh hoạt, bạn hãy để anh ấy cầm tiền trong vài tháng. Việc tự mình chi tiêu, anh ấy sẽ sớm nhận ra mình đã sai lầm ở đâu và cần thay đổi như thế nào? Bạn cũng có thể nhờ những người thân quen như gia đình, bạn bè tác động thêm để chồng nhận ra vấn đề chi tiêu và tiết kiệm của anh ấy đang sai lầm để có hướng thay đổi.
Thân gửi.
Hướng Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 8/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mùi gặp nhiều thách thức, công việc bị cản trở bởi tiểu nhân
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Choáng váng trước cảnh em chồng sau bốn tháng sinh con: Người gầy gò, mắt quầng thâm, tưởng chừng chẳng còn sức sống
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Nam hay nữ có 4 dấu hiệu này trong lòng bàn tay chứng tỏ có số phú quý giàu sang
Mua chậu dâu tây làm cảnh, nửa đêm tôi bị bố mẹ chồng đập cửa tra khảo vì em chồng đau bụng quằn quại