Đời sống

Nhổ lông mũi thường xuyên là có hại hay vô hại? Câu trả lời không phải ai cũng biết

Lông mũi có 2 loại với những công dụng khác nhau. Đôi lúc chúng ta thường thấy có những chiếc lông mũi mọc dài ra bên ngoài và rất nhiều người có thói quen nhổ lông mũi nhưng không biết đây là thói quen có lợi hay có hại.

Uống một cốc nước muối ấm buổi sáng, chỉ vài ngày là thấy ngay điều kỳ diệu đối với sức khỏe / Tuổi thọ của thực phẩm trong tủ lạnh mẹ cần nắm rõ để tránh gây hại sức khỏe cả nhà

Có nên nhổ lông mũi hay không?

Lông mũi cũng có vai trò thực hiện nhiệm vụ quan trọng như giúp cơ thể giảm nguy cơ bị dị ứng và nhiễm trùng cũng như giúp tăng thêm và duy trì độ ẩm trong không khí mà chúng ta hít thở ra vào.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lợi ích này đặc biệt quan trọng với những đối tượng bị dị ứng và hen suyễn. Vì vậy, chúng ta không nên tác động quá lớn vào lông mũi.

Còn bác sĩ Erich Voigt khuyến cáo mọi người không nên "xử lý mạnh tay" với lông mũi. Bởi mũi nằm trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt, nơi chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ.

Thông thường, các tĩnh mạch đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều nhưng tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van. Vì vậy, việc nhổ lông mũi có thể gây nguy hiểm.

Nếu để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.

 

Không chỉ động thái nhổ lông mũi, mà ngay thói quen ngoáy mũi mạnh cũng có thể làm niêm mạc mũi bị trầy, rách, làm vỡ mạch máu, gây hiện tượng" chảy máu cam ", gây nhiễm trùng hoặc suy giảm chức năng khứu giác.

Thật ra, việc loại bỏ lông mũi có an toàn không phụ thuộc vào phương pháp thực hiện.

Vai trò của lông mũi đối với cơ thể con người

Lông mũi là một phần tự nhiên vốn có của cơ thể con người. Thành phần này có tác dụng phòng thủ, như một màng lọc khí bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân xấu (vi khuẩn, nấm, bào tử, bụi và chất bẩn) đồng thời giữ độ ẩm không khí mà ta hít vào.

Ngoài ra, nếu không khí vào trực tiếp phổi mà không thông qua mũi, phổi sẽ dễ nhiễm lạnh, khiến cơ thể dễ có nguy cơ mắc các bệnh về phổi. Cổ và họng cũng tương tự, nơi này không chịu được không khí khô. Khi qua mũi, lông mũi và chất nhầy ở mũi sẽ giúp mang lại độ ẩm.

 

Nhờ các chức năng này, không khí qua mũi sẽ trở nên sạch sẽ, ấm áp, có độ ẩm phù hợp với hệ hô hấp. Thông qua điều này, ta có thể thấy rằng, lông mũi đóng một vai trò cực kỳ quan trọng chứ không đơn thuần là một phần “cho có” như nhiều người vẫn thường quan niệm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm