Nhờ trông con giúp, chồng bảo "không thuộc phận sự", nhưng chưa đầy nửa ngày sau anh phải "đứng hình" trước màn "nổi dậy" của vợ
Bị cô bạn thân cướp chồng, trong đám cưới vợ cũ đã tặng cô dâu 1 món quà khiến cặp vợ chồng sững sờ thảng thốt / Cuộc sống vợ chồng có thể đi đến hồi kết chỉ vì điều nhỏ nhặt sau
Chồng lo kinh tế, giữ vai trò trụ cột trong nhà, vợ chăm con, vun vén nhà cửa, đây là trách nhiệm mà không ít đàn ông chia rõ ràng khi vợ chồng lấy nhau. Nhưng cuộc sống hôn nhân liệu có thể tồn tại khi lúc nào cũng ai lo việc người ấy, đã chia là không có sự san sẻ, giúp đỡ?
Cũng từng áp lực trước sự phân định rạch ròi nhiệm vụ trong gia đình, mới đây một người vợ đã vào mạng xã hội tâm sự câu chuyện của mình như sau: "Sau cưới, chồng em luôn chia việc, anh là đàn ông chỉ lo kinh tế, việc nhà cửa em tự xoay xở. Anh lo kinh tế ở đây không có nghĩa mình anh gánh hết chuyện tiền bạc tiêu pha trong nhà, chẳng qua anh kiếm được nhiều hơn, tiền đó anh giữ để xử lý việc trọng đại như mua nhà, sắm xe. Em vẫn đi làm có lương, tiền em dành chi tiêu sinh hoạt gia đình.
Rõ ràng em có công việc, có lương lậu nhưng việc nhà vẫn phải lo hết, còn anh tuyệt đối không động tay. Đi làm về là chăm con cái, đối nội đối ngoại tới nội trợ nhà cửa, em cứ xoay như chong chóng cả ngày. Chồng em đi làm về chỉ nằm xem tivi, chán thì cầu lông đá bóng, hễ vợ lên tiếng nhờ đỡ việc giúp là anh gằn giọng: 'Phân chia rồi, cứ thế mà làm'.
Kể cả những hôm con ốm, vợ cứ một tay bế con, một tay rửa rau, nấu cơm anh cũng mặc kệ. Nhiều lúc nhìn chồng, em cảm giác anh ấy lạnh lùng hơn cả người dưng. Ngay như hôm thứ 7 vừa rồi, con ốm nên em không gửi ra lớp mà để ở nhà theo dõi còn liệu đường thuốc men. Tuy nhiên đến đầu giờ chiều, sếp gọi em lên giải quyết việc đột xuất, không còn cách nào em đành nhờ chồng chăm con giúp. Anh ấy được nghỉ thứ 7, chủ nhật, chỉ ở nhà chơi. Vợ nói hết nước hết cái bảo trông con 1 lúc, xong việc em sẽ về ngay, thế mà anh sẵng giọng bảo: 'Tôi đã chia việc rồi, con cái cô đẻ cô chăm, tôi không phận sự. Đừng bắt tôi phải gánh cả việc của đàn bà'.
Hôm ấy ức lắm nhưng đang vội nên em nín nhịn ôm con sang gửi bà ngoại. Chiều tối em về muộn, vừa thấy vợ chồng em trợn mắt quát: 'Bảo đi một lúc mà giờ này mới về. Nấu cơm ngay đi, muộn lắm rồi đó'.
Chồng em quen được vợ phục vụ ăn uống đúng giờ nên cứ lệch chuẩn tí là làm ầm lên. Bực mình em đến cạnh đặt 2 tờ giấy xuống bàn bảo: 'Nay tôi mệt, không có sức lo cơm nước hầu anh. Anh ký vào đây rồi đưa lại cho tôi'.
Chồng em nhìn xuống 2 tờ giấy đó, mặt đỏ bừng hỏi là cái gì. Em cười nhạt đáp: 'Chữ in rõ thế mà anh không đọc được à? Đơn ly hôn với giấy chấp thuận để con chuyển sang mang họ mẹ đó. Như anh nói, con tôi đẻ tôi chăm, anh không phận sự thì tôi nghĩ anh cũng không cần hiện diện trên tờ giấy khai sinh của con. Tôi cũng không cần trói buộc cuộc đời mình bên cạnh một người chồng vô trách nhiệm. Mình ly hôn đi'.
Nói xong, em về ngoại với con nhưng sớm hôm sau vừa ngủ dậy đã thấy chồng ngồi ngoài phòng khách nói chuyện với bố mẹ. Anh nhận sai, xin phép được đón 2 mẹ con em về.
Có bố mẹ nói đỡ lời, bảo 'đánh người chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại' em mới miễn cưỡng cho chồng cơ hội sửa sai. Tuy nhiên em cũng nói rõ, nếu anh còn tiếp tục sống kiểu mạnh ai người ấy làm, thân ai người ấy lo như trước, chắc chắn em sẽ ly hôn".
Cuộc sống hôn nhân luôn cần có sự sẻ chia, chung tay giúp sức giữa hai vợ chồng thì tổ ấm mới có thể hạnh phúc bền lâu. Phụ nữ đóng vai trò "giữ lửa hôn nhân" nhưng không có nghĩa họ phải gánh vác tất cả mọi việc, phải nín nhịn sống qua ngày để duy trì "hòa khí" vợ chồng. Như tâm sự của người vợ trên chẳng hạn, ở đâu có bất công, ở đó có vùng dậy, hôn nhân cũng không ngoại lệ. Không ai có thể chấp nhận hi sinh cả đời mà không được đối phương tôn trọng dù trong lòng họ có yêu thương, bao dung tới mấy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo