Những bài thuốc quý từ hoa sen ít người biết
Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa / Thành phố nào đang đắt đỏ nhất châu Á?
Giảm cholesterol
Trà lá sen và trà hoa sen rất tốt cho việc giảm lượng cholesterol trong máu thông qua việc ngăn chặn hấp thu chất béo.
Kiểm soát đường huyết
Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu người bệnh tiểu đường.
Giảm mỡ trong máu
Lá sen chứa nhiều chất có tác dụng loại bỏ bớt lượng mỡ trong máu như tanin, alcaloid, nuciferin, vitamin C, các axit citric, tartric, succinic...
Giảm căng thẳng
Mỗi ngày uống vài tách trà hoa sen là một trong những cách tốt nhất giúp bạn thư giãn, an thần, hết lo lắng và đem lại cảm giác yên bình.
Chống ợ chua
Trà lá sen và trà hoa sen làm giảm axit trong dạ dày khi lượng axit tăng cao, giúp mau lành các vết loét trong dạ dày.
Hạ huyết áp
Thay vì dùng thuốc hạ huyết áp, bạn nên dùng trà lá sen sẽ thấy hiệu quả và an toàn hơn.
Cải thiện khả năng sinh sản
Dùng trà sen thường xuyên giúp phái mạnh chữa chứng xuất tinh sớm, và phái đẹp sẽ thấy những ngày "đèn đỏ" không còn là nỗi ám ảnh mà trở nên nhẹ nhàng hơn. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai tạm ngừng uống trà lá sen sẽ tốt hơn.
Giải nhiệt
Theo y học Trung Hoa, trà sen giúp giải nhiệt và trị các bệnh mùa hè, làm mát các cơ quan nội tạng.
Làm đẹp da
Theo quan điểm y học Ayurvedic của người Ấn (hệ thống sử dụng nguyên lý vốn có của tự nhiên để giúp ích cho việc duy trì sức khỏe của con người), hoa sen được nghiền thành bột nhão, đắp lên da có tác dụng nuôi dưỡng, tái tạo tế bào da làm làn da luôn trẻ trung, mịn màng. Tinh dầu hoa sen làm cho cơ thể sản xuất melanin nhiều hơn, giúp bảo vệ da khỏi tác hại tia nắng mặt trời.
Ngừa ung thư
Hoa sen có chứa lượng lớn vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư và các bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, đột quỵ.
Chữa thiếu máu
Cánh hoa sen chứa nhiều thành phần rất công hiệu trong việc tái tạo tế bào máu. Do đó dùng hoa sen làm thuốc, làm thực phẩm chữa thiếu máu hữu hiệu.
Xương chắc khỏe
Phốt pho trong hoa sen là yếu tốt quan trọng giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương đối với người lớn tuổi.
Ngừa bệnh tim
Lá sen chứa chất chống oxy hóa làm tăng lưu lượng máu đến tim và giảm huyết áp.
Chống viêm
Trà lá sen là dược liệu tuyệt vời chống viêm, mẩn đỏ, sưng, đau. Khi bị thương, bạn có thể dùng một nhúm trà lá sen cầm máu rất hiệu quả.
Giảm cân
Việc dùng thường xuyên trà lá sen sẽ đem lại cho bạn vóc dáng thon thả. Lá sen chứa L-Carotene làm tăng sự trao đổi chất đồng thời ngăn chặn hấp thụ tinh bột và chất béo.
Chống nấm và kháng khuẩn
Giã nhuyễn lá sen đắp lên vùng da bị nấm, viêm có tác dụng mau lành da, diệt nấm.
Tăng cường miễn dịch
Hoa sen có chứa nhiều Acid linoleic - chất quan trọng ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, ung thư, viêm khớp, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Chống oxy hóa
Lá sen và hoa sen chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như: nuciferine, lotusine, demethyl coclaurine neferin, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư, duy trì sự trẻ trung của cơ thể.
Điều trị đi tiểu ra máu
Trà lá sen có chất làm se ngăn chặn chảy máu bên trong, điều trị đi tiểu ra máu, đi cầu ra máu...
Loại bỏ chất nhầy
Nếu bạn thường gặp các vấn liên quan đến đường hô hấp, cảm lạnh, viêm xoang thì nên dùng trà lá sen vì nó có tác dụng loại bỏ chất nhầy gây hại ra khỏi cơ thể.
Làm dịu dạ dày
Một trong những tác dụng phổ biến nhất của hoa sen được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa là để làm dịu dạ dày. Ngâm hạt sen trong nước ấm trong vài giờ và sau đó thêm đường để vừa ăn. Tuy nhiên, với những người bị tiêu chảy không nên áp dụng cách này.
Giúp ngủ ngon
Bài thuốc dân gian đươc biết đến từ lâu là uống trà tâm sen hoặc nấu chè hạt sen có tác dụng an thần trấn kinh giúp bạn có dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.
Chữa băng huyết sau khi đẻ
Gương sen 5 cái, hương phụ 80 g, đốt cháy, tán nhỏ. Ngày uống 8-24 g, chia 2-3 lần. Nhiều lương y cho rằng lá sen vào cùng một công dụng với gương sen. Khi bệnh cấp thì dùng lá sen. Liều dùng 15-20 g dưới dạng thuốc sắc. Theo tài liệu cổ, lá sen vị đắng, tính bình, dùng chữa đi lỏng, phù thũng, nôn ra máu, máu cam, băng huyết.
Đái buốt và nóng
Lấy củ sen tươi, củ sinh địa tươi, giã vắt lấy một bát nước, gạn trong, cho vào một chút muối và vắt vào nửa quả chanh cho uống lúc khát.
Cảm sốt khát nước
Trong lúc cảm cúm miệng khát như cào, lấy một chén nước ngó sen hòa vào thìa mật ong hoặc mật mía hay nước mía tươi cho uống dần dần từng ngụm nhỏ.
Nôn ra máu
Nếu bỗng nhiên bị nôn ra máu, lấy ngó sen và núm lá sen giã lấy một bát nước cho uống dần dần từng thìa nhỏ. Có thể pha lẫn vào một thìa mật ong càng tốt (có thể lấy lá, núm cuống lá sen để thay).
Khát nước sau khi bị đi ngoài
Sau khi đi ngoài đã khỏi nhưng còn bực bội khát nước háo ruột, lấy lá sen non còn cuộn và cuống lá sen non thái làm rau ăn ghém như cách ăn rau sống thường ngày.
Chữa chứng di tinh, đái đục
Lấy hạt sen bóc vỏ, bỏ lõi, rang vàng, tán nhỏ, uống thường xuyên với nước lọc. Uống càng lâu càng tốt. Nếu có thể tìm mua thêm được vị bạch linh cho vào cùng tán nhỏ mịn thì càng có tác dụng nhanh chóng.
Đi tiểu buốt ra máu
Lấy bầu gương sen rang gần cháy (tồn tính) tán nhỏ, uống mỗi lần hai thìa nhỏ với nước cháo; nếu không tìm được bầu gương sen thì có thể lấy lá để thay thế.
Chữa mụn nhọt sưng
Lấy núm cuống lá sen nấu nước đặc để ngâm rửa. Sau lại lấy độ vài cái lá sen giã với cơm nếp để đắp lên nhọt.
Chữa viêm mũi, ngạt mũi kinh niên
Lấy cánh hoa sen thái nhỏ phơi khô 100 g và bạch chỉ (ở cửa hàng dược) 100 g, tán nhỏ trộn vào với nhau, lấy giấy quấn thuốc lá quấn lại thành từng điếu. Người ta thường cho lá sen có cùng một công dụng với gương sen; nhưng khi bệnh cấp thì dùng lá sen. Liều dùng 15-20 g dưới dạng thuốc sắc.
Chữa kiết lỵ ra máu
Lấy núm cuống lá sen giã vắt lấy nước, đun sôi, để gần nguội cho uống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết