Đời sống

Những bộ phận của cá tuyệt đối không nên ăn kẻo rước bệnh vào người

Cá chứa nhiều protein, axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng có giá trị dinh dưỡng.

Vạch mặt 5 thực phẩm là sát thủ ức chế canxi, ăn nhiều đừng hỏi vì sao "lùn tịt", phá hủy xương khớp / Có những dấu hiệu này khi ngủ hãy nhanh chóng đi bệnh viện ngay kẻo hối hận không kịp

Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người. Vì thế, nhiều người có thói quen thích ăn tất cả các bộ phận của cá mà không hề biết rằng, ở cá cũng có những bộ phận tuyệt đối không được ăn.

Ruột cá

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh ruột cá là một trong những món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ruột cá cũng là cơ quan chứa nhiều độc tố, nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước (trứng sán, trứng giun và giun xoắn). Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.

nhungbophancuacagaynguyhiembanduthichcungtuyetdoikhongnenan1-20181016172721-611d9e
Ảnh minh họa

Trong trường hợp muốn ăn ruột cá mọi người nên chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối. Và đặc biệt phải nấu thận chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng.

Não cá

Theo quan niệm dân gian ăn não cá sẽ giúp cho trẻ thông minh. Thế nhưng, với những loại cá được nuôi trong môi trường bị ô nhiễm thì có rất nhiều khả năng bị nhiễm độc thủy ngân. Cá sống càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não cá càng cao.

Các loại cá nhập khẩu hoặc cá được nuôi trong các vùng biển ở nước ngoài có nguy cơ nhiễm kim loại nặng và thủy ngân cao như: cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình… Vi thế việc ăn cá có nhiễm kim loại hay thủy ngân sẽ tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là gan.

Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự như sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá. Vì vậy những người thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn để tránh bị ngộ độc.

 

dau-ca-15396043949651224769

Màng đen trong bụng cá

Khi mổ cá, đặc biệt là cá rô phi, trong khoang bụng có một lớp màng đen bám chặt như một lớp bao phim. Đây là phần tanh nhất của cá, chứa mùi bùn đất nồng nặc nhất, một lượng lớn chất béo, lysozyme và các vi khuẩn độc hại khác.

Mật cá

Hiện nay, trong dân gian mọi người có thói quen dùng mật cá để ngâm rượu chuyên gia vi chất khuyến cáo mật cá không phải thuốc bổ mà có chứa những độc tố gây hại cho cơ thể. Mật cá, là nơi cung cấp các men, enzyme và có lượng độc tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nuốt mật cá trắm đã bị ngộ độc cấp, thậm chí là tử vong. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.

Cách chọn cá tươi ngon

 

- Xem mắt cá: Nhìn mắt cá, nếu mắt cá trong không bị đục, sáng rõ và hơi phồng lên một chút. Là cá vẫn còn tươi.

- Da cá: Một con cá tươi nên tỏa sáng - theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu nó vẫn có vảy, chúng phải tươi sáng và có hình kim loại, không được xỉn màu. Các vảy phải được xếp lớp chặt chẽ, giống như mái ngói. Tránh bất kỳ con cá nào đang thiếu các vảy, đó là dấu hiệu cho thấy chúng chết đã lâu và không còn tươi nữa. Nếu cá là loại cá không có vảy, hãy chắc chắn rằng da phải sáng bóng và ướt, không bị đổi màu hoặc xỉn.

1534215439-590-cach-chon-mua-ca-tuoi-2-1534166871-width1024height682

- Ngửi mùi: Chúng ta đã nhìn và sờ để xác định cá có tươi hay không, bây giờ hãy chuyển sang mùi. Hãy hít một hơi dài và mạnh đừng ngại ngần gì. Cá nước mặn thì sẽ có mùi biển, cá nước ngọt sẽ có mùi như một cái ao. Ngược lại, nếu một con cá có mùi tanh của cá, điều đó có nghĩa là nó đã bắt đầu ươn. Nếu bạn bắt được một luồng khí amoniac, đó là một dấu hiệu khác cho thấy cá đã không còn tươi khá lâu rồi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm