Đỏ mặt khi uống rượu bia: Đừng chủ quan vì đây là lời cảnh báo đầu tiên của căn bệnh vô cùng nguy hiểm
3 thời điểm trong ngày không nên ăn trái cây: Nhiều người Việt không hề hay biết / Đây mới là thức ăn khoái khẩu của tế bào ung thư, bạn đang nuôi dưỡng chúng hàng ngày mà không biết
Một số người trong chúng ta hễ cứ uống rượu bia là bị đỏ mặt, nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của nhóm máu O nhưng thực tế thì việc đỏ mặt khi uống rượu bia không liên quan đến nhóm máu...
Ảnh minh họa
Thực tế, những người dễ đỏ mặt khi uống thức uống có cồn còn có thể bị đỏ các vùng da khác và chóng mặt, choáng váng, nhức đầu, tim đập nhanh, dồn dập...
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của việc da bị đỏ lên là cơ thể đang bị ngộ độc Acetaldehyde, đây là một chất độc, có khả năng gây ung thư cao.
Khi bạn uống rượu bia, chất lỏng này nhanh chóng đi vào cơ thể, chúng ngay lập tức sẽ được gan chuyển hoá cồn thành Acetaldehyde.
Theo các chuyên gia sức khoẻ, thông thường Acetaldehyde sẽ được chuyển hóa thành Acetate - một chất an toàn hơn tuy nhiên riêng với những người bị đỏ mặt khi uống rượu bia, gan của họ chuyển hoá cồn thành Acetaldehyde nhanh hơn người bình thường.
Nhưng gan của họ lại tốn nhiều thời gian chuyển hóa Acetaldehyde thành Acetate hơn người khác khiến chất này tích tụ ngày càng nhanh và nhiều. Điều đó vô cùng có hại cho gan.
Hậu quả của việc dư quá nhiều Acetaldehyde trong cơ thể khiến họ say rượu nặng hơn người không bị đỏ mặt đồng thời gia tăng nguy cơ ung thư gan, miệng và ung thư vòm họng.
Cũng theo các chuyên gia, bị đỏ mặt khi uống rượu là yếu tố di truyền, người ta cho rằng nó bắt nguồn từ thời Hán - Trung Quốc, sau đó lan sang các nước khác trong quá trình di dân. Ước tính hiện nay có khoảng 1/3 dân số châu Á bị chứng đỏ mặt khi uống rượu bia.
Những điều cần lưu ý khi uống rượu
Không uống rượu với các loại thức ăn chứa phèn: Chất phèn trong giò, chả bánh đúc, mứt bí đao…. Sẽ khiến cho bạn nhanh say hơn, đồng thời làm giảm tốc độ lưu thông máu và chậm lại quá trình tiêu hóa của dạ dày. Chính vì thế uống rượu cùng thức ăn có chứa phèn không tốt cho sức khỏe cơ thể.
Không uống rượu khi ăn cà rốt: Các nghiên cứu chỉ ra rằng carotene có trong cà rốt kết hợp với rượu sẽ tạo ra những độc tố trong gan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt nếu kết hợp nước cà rốt ép và rượu thì tác hại lại càng nghiêm trọng hơn.
Không uống rượu khi ăn khoai tây chiên: Khi uống bia hoặc rượu, nó sẽ khiến cơ thể ta sản sinh ra enzim thúc đẩy sự hấp thụ chất béo. Do vậy khi ăn khoai tây chiên cùng bia, rượu sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất béo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết