Đời sống

Những cách uống trà xanh sai lầm, rước hại vào cơ thể

Nước trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng trà xanh với lượng quá nhiều lại gây ra những mối nguy hại khôn lường tới sức khỏe.

Su hào - món ăn ngon bổ dưỡng là thần dược cho sức khỏe / 5 loại nước uống phòng ngừa sỏi thận

Không dùng trà xanh để uống thuốc
tra xanh 1

Ảnh minh họa.

Việc này vốn là hành động thiếu khoa học, có thể gây kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể, không những khiến thuốc giảm tác dụng mà còn gây rối loạn tiêu hóa và nguy hiểm cho gan. Thêm vào đó, không uống trà 20-30 phút trước và ngay sau bữa ăn. Khi lượng protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna gây ra quá trình kết tủa, gây khó tiêu và giảm khả năng hấp thụ chất sắt cũng như protein.

Trà xanh gây mất ngủ không uống buổi tối

Trà cũng là một nguồn caffeine nên uống quá nhiều có thể dẫn đến chứng mất ngủ, nồng độ kali thấp cũng như rối loạn lo âu do caffeine gây ra. Uống quá nhiều trà có thể làm xấu đi các tình trạng bệnh đang có như lo âu hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, nếu uống nhiều trà với đường, sữa sẽ tích lũy mỡ thừa gây tăng cân.

Phụ nữ có thai và cho con bú thì không nên uống trà xanh
tra xanh 4

Ảnh minh họa.

Nếu uống quá nhiều trà xanh có thể làm tăng nguy cơ sảy thai cũng như dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực khác. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không tiêu thụ quá 2 ly trà xanh/ngày hoặc kiêng hoàn toàn sản phẩm này đối với chị em đang có bầu hoặc đang cho con bú.

Uống nhiều trà xanh gây cồn cào, dạ dày khó chịu

Cồn cào ruột hay khó chịu dạ dày là triệu chứng mà nhiều người gặp phải khi uống lượng trà xanh vượt mức cho phép, nhất là uống khi đang đói bụng. Khi đi vào hệ tiêu hóa, trà xanh kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị khiến ta cảm thấy khó chịu. Mặt khác, đây còn là một loại thức uống có tính axit vô cùng mạnh mẽ, uống nhiều dễ gây trào ngược axit, ợ nóng, buồn nôn,...

 

Những người không nên uống trà xanh
tra xanh 2

Ảnh minh họa.

Người bị táo bón: Các chất phenol, tanin trong lá chè có tác dụng gây co niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm táo bón nặng thêm.

Người suy nhược thần kinh và mất ngủ: Chất cafein trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi tối sẽ mất ngủ nặng hơn. Chỉ nên uống trà nhạt hay trà ướp hoa vào buổi sáng và trưa.

Người thiếu máu: Chất tanin trong lá trà sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu sắt dẫn đến bị thiếu máu.

Người thiếu canxi và bị loãng xương: Vì cafein trong trà sẽ thúc đẩy bài tiết canxi, mặt khác cafein lại ức chế hấp thu canxi ở ruột.

 

Người bị bệnh gút: Chất tanin trong trà làm bệnh nặng hơn. Người bệnh gút đặc biệt chú ý không nên uống trà xanh hãm lâu.

Người bị bệnh tim và tăng huyết áp: Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim tăng, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và bệnh cao huyết áp.

Người bị bệnh xơ cứng động mạch: Do trà có nhiều chất hoạt tính sinh học như cafein, chất kiềm, làm tăng hưng phấn nên mạch máu dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho não, lưu lượng máu chậm lại dễ phát sinh tắc động mạch não.

Người sốt cao: Cafein của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể người và giảm hiệu quả thuốc.

Người bị bệnh gan: Cơ cấu hoạt động và chức năng của gan sẽ bị tổn hại nếu người bị bệnh gan uống quá nhiều trà xanh. Hầu hết chất caphein trong nước trà xanh sẽ đi vào quá trình trao đổi chất của gan, khiến cho chức năng của gan bị suy yếu.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm