Những căn bệnh dễ mắc khi mang thai, gây nguy hiểm tới thai nhi
Những công dụng chữa bệnh cực hiệu nghiệm từ đu đủ xanh / Mẹo nhỏ giúp hạn chế dầu mỡ bắn ra ngoài khi nấu ăn
Viêm mũi dị ứng
Những người có cơ địa dị ứng, khi mang thai cơ thể càng trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, chứng viêm mũi dị ứng cũng có thể diễn ra thường xuyên hơn.
Nghiên cứu cho thấy, viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến khoảng 15-20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai. Đây là một trong những rối loạn thường gặp nhất. Nó gây ra nhiều khó chịu cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén như hắt hôi liên tục, chảy nước mũi, ngứa mũi...
Để phòng bệnh, chị em cần tìm hiểu xem yếu tố gây dị ứng cho mình là gì để phòng tránh. Cần đảm bảo nhà cửa môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ. Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa... Giữa ấm cơ thể khi trời lạnh.
Bệnh cúm
Cúm là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus gây ra. Bệnh này rất dễ lây. Nó lây qua các giọt bắn có chứa virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Khi mang thai, khả năng miễn dịch của chị em bị suy giảm, do đó nguy cơ nhiễm cúm cao hơn và thường nặng hơn. Bệnh cúm có thể diễn biến lâu hơn là làm tăng tỷ lệ tử vong ở mẹ.
Mẹ bị cúm trong những tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn tới sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, dị tật bẩm sinh hở hàm ếch ở thai nhi. Ngoài ra, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bị cúm có thể làm não bộ của bé bị tổn thương.
Biện pháp phòng cúm hiệu quả nhất hiện nay đó chính là tiêm vắc-xin. Khi bị cúm, chị em không nên tự ý uống thuốc mà cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định cụ thể.
Tiểu đường thai kỳ
Hiện tượng này xảy ra khi lượng glucose trong máu tăng cao mà cơ thể mẹ không tiets đủ insulin. Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần lượng insulin cao gấp 2-3 lần người bình thường.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể khiến con sinh ra phải đối mặt với các bệnh như vai trật khớp (vì bé quá to nên không vừa đường sinh), bệnh vàng da kéo dài, hội chứng suy hô hấp...
Tiểu đường thai kỳ chỉ là bệnh tạm thời và thường biến mất sau khi con được sinh ra. Tuy nhiên, nó cũng làm tăng thêm 50-60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho phụ nữ.
Tiền sản giật
Tiền sản giật xảy ra khi mẹ bị huyết áp cao và xuất hiện đạm trong nước tiểu. Bệnh này còn được gọi là nhiễm độc thai nghén hoặc cao huyết áp do thai kỳ. Bệnh thường xảy ra trong khoảng tuần thai thứ 20 hoặc sớm hơn. Khoảng 5-8% các bà bầu gặp phải hội chứng này.
Tiền sản giật có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị.
Nó có thể gây ra các biến chứng như chảy máu, tổn thương nhau thai, gây hại gan. Thai nhi cũng có thể gặp biến chứng khi sinh quá sớm.
Triệu chứng tiền giản giật thường gặp là đau đầu dai dẳng, tay và mặt sưng bất thường, tăng cân đột ngột, khả năng nhìn thay đổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đời bạc tình thì tôi cũng bạc nghĩa, chỉ sau một cú điện thoại cả nhà chồng tôi phải ra đường sống...
Mâm cơm ngày giỗ bố và hành động bất ngờ của mẹ chồng khiến tôi nghẹn ngào
Top 4 con giáp bứt phá thu nhập sau Tết Dương 2025, ai cũng trầm trồ ngưỡng mộ
Ngày cuối năm 2024: 4 tuổi đằng Đông hốt bạc, đằng Tây gom vàng, tiền bạc ùn ùn kéo đến cửa
Những nốt ruồi 'vàng' này chính là bản đồ chỉ đường đến thành công và tài lộc, bạn có sở hữu không?
Đem 20 triệu đến cho mẹ chồng trả viện phí, tôi sững người khi nghe được cuộc trò chuyện của bố mẹ chồng