Những đặc sản Tây Bắc không phải ai cũng dám thử
10 món tráng miệng tuyệt ngon trên thế giới nhất định bạn phải thử / Cách làm bắp bò ngâm mắm - món ngon "đắt khách" dành cho ngày Tết
Rêu hầm xương
Rêu xanh chỉ có "tuổi thọ" tối đa 7 ngày, do vậy người đi kiếm rêu cần phải lựa được rêu khi đang còn non (vào khoảng 3 – 4 ngày tuổi).
Người Tây Bắc rất ưa chuộng món rêu xanh hầm xương thơm ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra, rêu xanh còn được chế biến thành rất nhiều những món ăn đặc sản khác như: rêu nướng, nộm rêu hay thậm chí là gỏi rêu để đãi khách quý.
Nậm pịa
Được mệnh danh là món ăn khó nuốt và có mùi vị kinh khủng nhất Tây Bắc, nậm pịa được chế biến từ nội tạng: ruột, gan, phổi, tiết, dạ dày… của các loài động vật ăn cỏ. Nguyên liệu chính không thể thiếu của món ăn chính là “pịa”, pịa là phần phân non của động vật nằm ở giữa dạ dày và ruột già.
Nậm pịa được đun cho đến khi sánh lại, nước dùng sền sệt. Nếu mới nhìn, món nậm pịa không được bắt mắt, cũng như mùi vị khi nếm thử được xem là không hề dễ chịu đối với nhiều người.
Nậm pịa
Nhiều du khách đã từng nếm thử món ăn này nhận xét rằng, khi mới ăn thì chúng rất đắng, khi nuốt lại có vị ngọt đọng ở cuống họng.
Lá ngón xào tỏi
Nghe đến lá ngón, rất nhiều người nghĩ đến một loại lá cực độc có khả năng làm chết người. Vậy tại sao đối với người dân Tây Bắc, món lá ngón xào tỏi lại nổi danh và trở thành đặc sản?
Theo người dân địa phương, lá ngón có hai loại: lá ngón ăn được có hình dạng lá tròn hơn, ngắn hơn, còn lá ngón không ăn được thì lá dài, dáng thuôn dẹt.
Đặc biệt, với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, món lá ngón xào tỏi đã trở thành đặc sản nổi danh để tiếp đón khách quý của những người dân Tây Bắc.
Bọ xít rang lá chanh
Cứ vào trời tháng năm khi bắt đầu vào mùa hoa nhãn, hoa vải, cũng là lúc món ăn đặc sản Tây Bắc: Bọ xít lại… xuất hiện.
Khác với mùi hôi của những con bọ xít còn sống, bọ xít khi bắt về phải được chế biến tỷ mẩn, cầu kỳ. Người làm cần phải rút ruột bỏ đầu, cánh, bỏ tuyến hôi, sau đó ngâm với nước muối loãng cho đến khi hết mùi mới được vớt ra.
Sau đó, bọ xít để ráo rồi chiên với dầu thật sôi, lửa thật lớn và đảo đều tay. Đặc biệt, bản thân bọ xít đã có vị cay, mặn, ngọt, do vậy khi chiên, người dùng chỉ cần cho thêm một chút lá chanh để dậy mùi là đã hoàn thành món đặc sản mang hương vị núi rừng Tây Bắc.
Nòng nọc om măng Từ khoảng tháng 6 cho đến tháng 11 âm lịch, nòng nọc rừng bắt đầu xuất hiện ở các khe suối. Khi bắt về, nòng nọc được rửa sạch, bỏ ruột rồi mới được chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Nòng nọc được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: nòng nọc nấu măng, nòng nọc xào xả ớt... Sâu tre nướng
Là một trong những món ăn nổi tiếng mà chưa chắc người có tiền đã có thể mua được. Sâu tre có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe của người dùng. Mùa sâu tre thường xuất hiện từ đầu tháng 9 cho đến cuối tháng 10. Sâu tre được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: sâu tre hấp, sâu tre chao dầu ăn chấm kèm với măng chua, sâu tre nướng trong đốt tre…
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2