Đời sống

Những đại kị khi ăn thịt vịt nhiều người Việt mắc phải, đặc biệt là điều số 3

Thịt vịt là món ăn quen thuộc đối với người Việt. Nó chữa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu không ăn đúng cách có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Chớ dại mà bỏ 5 loại thực phẩm này vào lò vi sóng kẻo gây hại khó lường, càng hâm lại càng độc / Những thực phẩm ăn với trứng sẽ biến thành thuốc độc

Không ăn thịt vịt với thịt ba ba

Thịt vịt có tính mát, còn thịt ba ba vị ngọt, tính bình. Khi ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau sẽ gây ra tình trạng phù thũng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, hai loại thịt này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Không ăn thịt vịt với quả mận

Mận tính nóng, thịt vịt tính lạnh. Ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau dễ sinh nóng ruột.

Không ăn phao câu vịt nhiều

Nhiều người thích ăn phao câu bởi nó nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ vịt rất đặc trưng. Thậm chí, có người còn tin rằng, ăn phao câu vịt sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.

Phao câu của các loại gia cầm nói chung và của vịt nói riêng chứa túi xoang và các tế bào lâm ba. Các chất dịch độc hại tích tụ ở đây, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Phao câu không phải bộ phận mà chúng ta nên ăn.

dai-ky-khi-an-thit-vit-01
Ảnh minh họa.

Người bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt có chứa lượng purin cao. Chất năng có thể làm tăng axit uric trong cơ thể. Dư thừa axit uric sẽ gây ra bệnh gout. Do đó, những người mắc bệnh này không nên ăn thịt vịt.

Người có hệ tiêu hóa kém lưu ý khi ăn thịt vịt

Theo Đông y, thịt vịt mang tính hàn không thích hợp với những người có hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... kém. Bởi ăn vào sẽ dễ bị nhiễm lạnh.

Bên cạnh đó, thịt vịt cũng khiến những người có thể trạng hàn (lạnh) dễ mắc các bệnh xương, khớp, cơ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm