Những 'đại kỵ' cần tránh khi ăn lòng lợn kẻo rước cả ổ vi khuẩn vào người
6 đại kỵ cần tránh trong phong thủy nhà ở, người giàu không bao giờ phạm phải / Bếp là kho tiền tài, đặt ở vị trí đại kỵ này khiến tài lộc thất thoát
Những đại kỵ cần tránh
Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc
Thời buổi này, rất nhiều cơ sở chế biến lòng lợn sử dụng hóa chất làm sạch để sơ chế. Nếu ăn phải những loại lòng này sẽ làm tăng nguy cơ chất độc hại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Vậy nên, chị em nội trợ nên mua lòng lợn ở các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và cần sơ chế thật sạch, nấu chín kỹ. Khi chế biến nên dùng chanh, giấm, muối hạt để làm sạch.
Không ăn nội tạng để qua đêm
Lòng lợn là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn dù bạn đã làm sạch, chế biến và bảo quản cẩn thận đến mức nào. Món này cũng được biết đến là thực phẩm "cực dễ" gây mùi, ôi thiu, nhất là khi để qua đêm.
Cách tốt nhất là nên mua một lượng vừa đủ và ăn hết trong bữa. Nếu còn thừa nên đổ đi chứ đừng vì tiếc của mà ăn vào kèo rước họa vào thân.
Không ăn lòng lợn chưa chín kỹ
Chúng ta đều đã nghe nhiều về việc nội tạng động vật, trong đó có lòng lợn rất dễ nhiễm khuẩn. Đây là nơi sinh sống của các loại ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn...
Vì vậy, nếu không được làm sạch kỹ và làm chín hoàn toàn, lòng lợn rất dễ trở thành ổ vi khuẩn, gây các bệnh nguy hiểm cho con người như kiết lỵ, tả, thậm chí viêm gan.
Người ăn phải lòng lợn không làm sạch và nấu chín còn dễ nhiễm ký sinh trùng, gây bệnh nguy hiểm.
Không ăn lòng lợn bị ngâm tẩm hóa chất
Nếu ăn phải lòng lợn không đảm bảo chất lượng, sử dụng hóa chất để làm sạch sẽ làm tăng nguy cơ chất độc hại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Do đó, chuyên gia đưa ra lời khuyên nên mua thực phẩm ở cơ sở có uy tín. Khi ăn phải làm sạch, nấu chín.
Không ăn quá nhiều
Lòng lợn rất ngon, ai cũng biết nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn tới các căn bệnh nan y như bệnh gout, huyết áp cao, tim mạch... Nguyên nhân là vì món này chứa rất nhiều cholesterol xấu, acid uric.
Vậy nên chỉ nên ăn 1 lượng vừa đủ, dù thèm đến mấy. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn lòng lợn từ 2 - 3 lần mỗi tuần và với người lớn chỉ ăn tối đa 70g/lần, trẻ nhỏ 50g/lần.
Những người không nên ăn lòng lợn
Người bị cảm, mệt mỏi
Trong lòng có rất nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Những bệnh này có thể lây sang người ăn. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, không nên ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh.
Người có đường tiêu hóa kém
Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Đặc biệt, những người có đường tiêu hóa kém ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong.
Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch
Trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
Bà bầu
Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.
Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.
Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh, trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.
Hậu quả khi ăn quá nhiều lòng lợn
Tăng mỡ máu, béo phì
Lòng lợn là thực phẩm chứa nhiều purin, nạp quá nhiều purin sẽ dẫn đến tăng axit uric, gây nên bệnh gút. Vì vậy, những bệnh nhân béo phì, tăng mỡ máu thì không nên ăn nội tạng.Hơn nữa, lòng lợn còn chứa nhiều chất béo, nếu như ăn quá nhiều sẽ không chỉ làm tăng mỡ máu mà còn dẫn đến béo phì, làm tăng áp lực lên ruột gây khó tiêu, chướng bụng.
Dư thừa vitamin A, D
Nội tạng của động vật rất giàu vitamin A và vitamin D. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin A và vitamin D sẽ gây ra các phản ứng phụ, chẳng hạn như tóc khô, phát ban hoặc loãng xương.
Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch
Lòng lợn có chứa nhiều cholesterol. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm cho nồng độ cholesterol tăng cao. Hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp trong cơ thể tăng lên sẽ làm tăng lipid máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Đặc biệt là bệnh nhân cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch vành nên kiểm soát chặt chẽ việc ăn các loại thực phẩm này.
- Video khối mỡ nhỏ trong mạch máu có thể dẫn đến cái chết chớp nhoáng như thế nào? Nguồn: Dân trí
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Người xưa dặn: Phòng khách có 3 thứ này, gia chủ phất lên giàu sang - con cháu đời đời hưởng phúc