Đời sống

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều thịt

Thịt là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều thịt, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn thịt quá nhiều.

Sai lầm khi chế biến thịt khiến món ăn trở thành ‘thuốc độc’, nhiều người vẫn vô tư làm mỗi ngày / Nước dừa rất tốt nhưng những người này càng uống càng gây hại, nên tránh thật xa

Hơi thở có mùi

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một chế độ ăn có quá nhiều thịt không chỉ khiến mồ hôi của bạn có mùi thịt mà còn khiến hơi thở phả ra cũng trở nên khó chịu hơn. Nếu thịt chưa được tiêu hóa hoàn toàn thì mùi hôi từ hệ tiêu hóa sẽ xâm nhập vào da và hơi thở. Do đó, khi thấy có dấu hiệu này thì bạn nên ăn men tiêu hóa để việc tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều thịt

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh:tintuconline.com.vn)

Buồn ngủ

Protein có trong thịt vốn có khả năng cung cấp năng lượng trong thời gian dài, do đó có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn thịt. Mặc dù protein giúp bạn no lâu vì chất này cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, nhưng protein sẽ không có tác dụng thúc đẩy năng lượng ngay lập tức. Vì não bộ của bạn chỉ có thể sử dụng glucose làm năng lượng, nguồn năng lượng đó có thể bị trì trệ khi cơ thể tiêu hóa protein.

Tình trạng da và tóc xấu đi

Nếu bạn ăn quá nhiều thịt, khả năng rất cao là bạn đang ăn quá ít các thực phẩm khác. Vitamin C là một chất rất hiếm thấy trong các thực phẩm từ động vật, do đó nếu bạn chỉ ăn thịt, bạn có thể bị thiếu vitamin C. Vitamin C có vai trò thiết yếu trong việc hình thành collagen, một loại protein giúp hình thành cấu trúc tóc, da, móng tay và xương. Khi thiếu vitamin C, da bạn có thể trở nên sần sùi và nổi mụn, còn tóc thì lâu mọc hơn.

Táo bón

 

Trong thịt hầu như không có chất xơ mà bạn cần ăn nhiều hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để có được chất này. Táo bón hay cảm giác đau đớn khi đi ngoài là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bạn thiếu chất xơ.

Quầng thâm dưới mắt

Nhiều người nghĩ rằng, việc xuất hiện quầng thâm mắt là do cơ thể đang thiếu ngủ hay mệt mỏi quá mức. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra do bạn đã ăn quá nhiều thịt. Khi các lớp lót ruột bị tổn thương thì nó sẽ đi qua thành ruột và lưu thông đến máu mà không phân hủy hoàn toàn. Lúc này, cơ thể sẽ phải cố gắng tạo ra các kháng thể nhất định để loại bỏ chất lạ và phản ứng rõ nhất chính là quầng thâm dưới mắt.

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Càng có nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống, thì tim càng được bảo vệ. Nếu bạn ăn chủ yếu là thịt, thì bạn không có nhiều chất xơ. Đặc biệt, thịt đỏ có thể gây hại cho tim. Nó có thể làm tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim, và chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu,

 

Viêm

Các chất béo hòa tan có trong thịt có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong thịt hầu như không chứa các chất kháng viêm. Để đảm bảo cơ thể bạn có đủ các chất chống oxy hóa để phòng và chống viêm, bạn cần ăn một chế độ ăn đa sắc màu, tức là ăn nhiều loại hoa quả và rau xanh thay vì chỉ ăn thịt.

Sỏi thận

Ăn quá nhiều protein rất có hại cho thận. Đặc biệt, các loại protein động vật rất giàu các hợp chất purine, các chất này phân hóa thành axit uric. Quá nhiều axit uric có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Tăng cân

 

Hẳn là bạn đã nghe ai đó nói rằng protein là một chất thiết yếu giúp bạn có được thân hình săn chắc sau khi tập gym. Mặc dù đúng là cơ thể cần protein để tạo cơ bắp, nhưng ăn quá nhiều protein có thể gây phản tác dụng. Nếu bạn ăn nhiều protein hơn lượng cơ thể cần, cơ thể sẽ dự trữ protein thừa dưới dạng chất béo.

Liên tục cảm thấy khát khô cổ

Tình trạng dư thừa protein được lọc ra khỏi cơ thể qua thận và ni-tơ. Thận sử dụng nước để đẩy ni-tơ ra ngoài nên sẽ gây ra hiện tượng mất nước, từ đó khiến bạn luôn cảm thấy khát nước. Đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều thịt so với nhu cầu thực tế của cơ thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm