Những dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu hụt canxi trầm trọng
Vì sao người xưa nói: “Ba tấc trường thọ, bốn tấc không lo” giúp bạn sống lâu và khỏe mạnh? / Sai lầm nhiều bà mẹ mắc phải khiến trẻ bị biếng ăn tâm lý
Canxi đóng vai trò quan trọng thế nào với sức khỏe?
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Canxi tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận, như xương, răng, móng tay và móng chân trên cơ thể con người. Nguyên tố này giúp xương khớp phát triển tốt, vì vậy nếu muốn sử hữu một bộ xương chắc khỏe hay chiều cao lý tưởng thì hãy bổ sung ngay nhé. Không chỉ giúp cho các cơ quan trên cơ thể hoạt động bình thường mà chúng còn tham gia kiểm soát một số cơ quan hoạt động chuyển hóa cực quan trọng. Phải nói rằng canxi thực sự quan trọng trong việc giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định.
Đó cũng là lý do vì sao mà các bác sĩ luôn khuyến khích chúng ta nên bổ sung lượng canxi vừa đủ để hạn chế được nguy cơ thiếu hụt canxi. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và hoạt động của cơ quan.
Những dấu hiệu thiếu canxi trầm trọng
Xương, răng yếu, móng tay giòn, dễ gãy
Thiếu canxi còn khiến cho móng tay yếu, dễ gãy. Nguồn ảnh: Internet
Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương, gây xốp xương và tăng nguy cơ loãng xương. Các dấu hiệu thường thấy như vã mồ hôi, mệt mỏi, buồn bã chân tay, chuột rút, tê tay tê chân, đau cơ bắp…
Người thiếu canxi cũng thường gặp các vấn đề về răng như răng dễ ố vàng, dễ bị sâu răng, có nguy cơ viêm nha chu. Thiếu canxi còn khiến cho móng tay yếu, dễ gãy, xuất hiện các đốm trắng bất thường… Mẹ bầu thiếu canxi sẽ thường xuyên mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, sau sinh có nguy cơ bị loãng xương cao. Nguy hiểm hơn, mẹ bầu thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển xương của thai nhi.
Ở trẻ em, việc thiếu canxi ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển… Trẻ thiếu canxi máu, nhẹ thì khóc đêm, khó ngủ, ăn kém, hay cáu gắt, khó tập trung, học tập sa sút, nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ. Nếu thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến còi xương, khung xương cong, chân vòng kiềng… Bé gái thiếu canxi sẽ chậm dậy thì hơn, gây ra những rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt không đều.
Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh
Nếu bạn thường xuyên mắc các bệnh như ho, cảm cúm, nhiễm trùng… thì đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hụt canxi. Canxi tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thiếu canxi khiến cơ thể yếu đi, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh hơn.
Mệt mỏi, stress, mất ngủ
Các nhà khoa học cho biết rằng, canxi giống như một loại thuốc ăn thần tự nhiên, giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn. Vì vậy, nếu lượng canxi trong cơ thể càng ít thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ nổi cáu…. Thiếu canxi cũng làm cho bạn cảm thấy thiếu năng lượng, chậm chạp….
Mất ngủ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt canxi bởi canxi có vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hormone giúp con người ngủ ngon. Do đó, nếu cơ thể thiếu canxi, bạn khó có thể ngủ sâu giấc.
Cung cấp canxi cho cơ thể bằng cách nào?
Canxi là khoáng chất cơ thể không thể tự sản xuất hay tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài qua đường ăn uống. Do đó, để cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể bạn cần tăng cường vận động, có một chế độ ăn uống hợp lý. Các thực phẩm như hải sản, sữa, các thực phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), các loại rau lá xanh sẫm, các loại hạt, ngũ cốc… là các thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao.
Nếu bạn đã có các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi thì bên cạnh việc thường xuyên vận động và thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần bổ sung thêm viên uống bổ sung canxi bởi lúc này lượng canxi hấp thu được từ thực phẩm là không đủ. Theo lời khuyên từ chuyên gia y tế, nên lựa chọn các viên uống chứa thành phần calcium gluconate (Canxi hữu cơ) đồng thời có chứa thêm thành phần Vitamin D3 và Vitamin K2 sẽ giúp bổ sung canxi tốt hơn.
Những điều cần chú ý khi bổ sung canxi
Bổ sung canxi hữu cơ thay vì bổ sung canxi vô cơ. Canxi hữu cơ dễ hấp thu hơn và không gây lắng cặn, không gây nguy cơ sỏi thận, sỏi bàng quang….
Bổ sung canxi cùng với D3 hoặc uống canxi vào buổi sáng để cơ thể có thể hấp thu một cách tốt nhất. Vitamin D3 là một chất dẫn, giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả hơn. Nếu thiếu Vitamin D3, lượng Canxi bạn dung nạp vào cơ thể nhiều đến đâu cũng không mang đến kết quả như mong muốn.
Tránh bổ sung canxi cùng với các thực phẩm hoặc sản phẩm có chứa sắt vì chúng có thể hạn chế sự hấp thu canxi của cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết