Đời sống

Những điều bạn cần biết về bệnh sỏi mật

Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường mật, túi mật... nên bạn cần hết sức chú ý.

'Tiễn biệt' sỏi thận trong nháy mắt bằng cây cỏ xước / 'Đập tan' cơn ác mộng sỏi thận chỉ bằng loại quả 'thần thánh' này

Sỏi mật là một trong các bệnh về đường tiêu hóa, xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp trong túi mật và hệ thống đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ.

Những điều bạn cần biết về bệnh sỏi mật

Khoảng 80% sỏi mật chủ yếu là do lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức. Nguồn ảnh: Internet

Khoảng 80% sỏi mật chủ yếu là do lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật. 20% còn lại có thể gặp sỏi sắc tố mật liên quan đến nồng độ cao bất thường của sắc tố mật bilirubin.

Bình thường túi mật sẽ dự trữ dịch mật giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn từ gan. Khi chúng ta ăn, túi mật thực hiện chức năng bằng cách co bóp và tiết mật vào ruột non. Tuy nhiên, nếu chức năng gan suy giảm, vận động đường mật kém gây ứ mật hay có tình trạng viêm thì các thành phần trong dịch mật sẽ bị xáo trộn và kết tụ tạo thành sỏi mật. Sự xuất hiện của sỏi mật làm cản trở dòng chảy của dịch mật, tăng áp lực trong đường mật mỗi khi túi mật co bóp hoặc gây viêm, tổn thương đường mật, túi mật.

Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường mật, túi mật (90% bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện là do viêm đường mật, túi mật) cấp hoặc mạn tính, viêm tụy cấp, nặng hơn nữa là sốc do nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết… Nếu không xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, thậm chí có thể gây tử vong.

Sỏi gan có thể gây ứ mật trong gan, gây áp xe gan, xơ gan dẫn đến suy gan làm giảm khả năng chuyển hóa trong cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến sỏi mật

 

Sỏi mật được hình thành bởi rất nhiều cơ chế. Trong đó một vài cơ chế phổ biến gồm:

Dịch mật chứa nhiều cholesterol

Thông thường, mật có đủ hóa chất để hòa tan cholesterol mà gan bài tiết ra. tuy nhiên, nếu gan bài tiết quá nhiều cholesterol và mật không hòa tan được hết sẽ gây ứ đọng cholesterol và lâu dần hình thành tinh thể, kết tinh lại thành sỏi mật.

Mật chứa nhiều bilirubin

Bilirubin là hóa chất được tạo ra khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ. Khi bạn gặp phải các vấn đề như xơ gan, rối loạn về máu, nhiễm trùng đường mật sẽ khiến gan tạo ra nhiều bilirubin và lượng bilirubin dư thừa sẽ tích tụ lại rồi hình thành nên sỏi mật.

 

Túi mật không được làm trống thường xuyên

Thỉnh thoảng, túi mật của bạn cần được làm trống. Nếu lúc nào túi mật cũng chứa đầy mật thì mật có thể sẽ bị cô đặc và lâu dần hình thành sỏi mật.

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh sỏi mật, vấn đề chủ yếu là xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể và trên hết là thực hiện chế độ ăn khoa học như:

Giảm mỡ: nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày vì khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi. Nếu cholesterol quá nhiều, các acid mật không đủ sức hòa tan thì nó sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật. Hầu như các sỏi đều được hình thành từ các cặn sỏi là cholesterol này.

 

Ăn bao nhiêu cholesterol là đủ, đến nay chưa có câu trả lời chính xác và chưa có một ước lượng quy chuẩn nào nhưng chỉ khuyến cáo là không nên lạm dụng những loại thực phẩm này. Các thực phẩm giàu cholesterol gồm lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật như tim, gan, óc...

Tăng đạm: để gia tăng sự tái tạo của các tế bào gan đã bị tổn thương nhằm chống thoái hóa mỡ tế bào gan.

Giàu đường bột và chất xơ: đường bột là loại thức ăn rất dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến sự bài tiết mật còn chất xơ có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tránh táo bón.

Dùng thực phẩm giàu vitamin C và nhóm B bằng việc đưa vào khẩu phần ăn các loại rau và hoa quả tươi, đây là những thực phẩm rất tốt cho cơ thể.

Thức ăn không nên dùng: trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.

 

Thức ăn nên dùng: nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ; các loại thịt cá nạc như: nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép; các loại đậu đỗ: đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra, có một số thức ăn lợi mật: nghệ, lá chanh, có thể dùng được. Bên cạnh đó, để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như: bơ, dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt.

Cần tăng thêm vận động thể lực: vì khi vận động sẽ làm tăng hoạt động cơ, làm tăng nhu động mật, làm giảm sự ứ trệ. Nó giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm hẳn nguy cơ sỏi mật. Các môn thể thao như đi bộ, chạy chậm, tập dưỡng sinh là những môn thể thao tốt với mọi lứa tuổi. Nếu có thể, buổi sáng bạn vận động 30 phút, buổi chiều vận động 30 phút.

Ngoài ra, phải đảm bảo ăn 3 bữa mỗi ngày, không nên nhịn ăn sáng, có như thế thì mật sẽ được tiết ra liên tục và không thể lắng đọng tạo sỏi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm