Đời sống

Những đối tượng cấm kỵ ăn nho nếu không muốn gặp bác sĩ

Nho giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, những người nên cẩn trọng khi ăn nho bởi những tác dụng phụ của loại quả này mang lại.

3 kiểu ăn sáng cần tránh kẻo phá hủy hệ tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe của bé / 5 công dụng làm đẹp với bột sắn dây có thể bạn chưa biết

Nho là một loại trái cây vô cùng tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất khác nhau và chứa hàm lượng cao chất xơ. Nước nho ép chứa hàng chục chất dinh dưỡng có tác dụng ngăn ngừa ung thư và bệnh tim, hỗ trợ rất tốt cho người bị bệnh hen suyễn, chống lão hóa và cực tốt cho mắt. Loại trái cây này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách làm tăng số lượng tế bào gama và delta T trong cơ thể.

Tuy nhiên, không phải thấy giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe là cứ vô tư ăn. Dưới đây là những người nên cẩn trọng khi ăn nho bởi những tác dụng phụ của loại quả này mang lại:

Nho là trái cây giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Nho là trái cây giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Người bị bệnh đường ruột

Thành phần trong nho có rất nhiều chất xơ, lượng chất xơ này không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Nếu không thường xuyên ăn nhiều chất xơ, bạn sẽ thấy khó chịu trong bụng khi nạp vào một lượng lớn chất xơ từ nho. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài, đó là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.

Người béo phì

Nho chứa tương đối ít calo, nhưng khoảng 30 quả nho chứa chưa đến 105 calo. Nếu bạn thấy ngon miệng mà ăn hết cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể tương đương với cả một bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn nho mà không định trước suất ăn của mình thì số calo thêm vào này sẽ khiến bạn tăng cân.

Người bị viêm loét dạ dày

Trong 125 mL (½ cốc) nước ép nho chứa tới 23-66 mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Do vậy những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho.

 

Người bị tiểu đường

Trong 100 gam thịt quả nho sẽ chứa 10 đến 12 gam đường gluco và fructose dễ hấp thụ. Vì thế, khi ăn loại quả này, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao. Do vậy, nếu bạn mắc phải căn bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng loại quả này, ăn càng ít càng tốt và nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị.

Người bị béo phì, tiểu đường, viêm loét dạ dày... nên cẩn trọng khi ăn nho bởi những tác dụng phụ của loại quả này mang lại. Ảnh minh họa.

Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp

Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hoá thuốc. Cho nên đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của thuốc không kiểm soát được (Diltiagem, Verapamil). Các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho.

Ngoài ra những người đang mắc bệnh về răng miệng, đặc biệt là đang đau răng, nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn.Người bị tăng huyết, bệnh nhân ghép tim, thận và giác mạc… không nên dùng nho và nước nho đỏ.

 

Đặc biệt, không ăn nho cùng hoặc gần các thực phẩm khác như: sữa, sữa chua, hải sản củ cải trắng cá, bia, nước khoáng, dưa .... vì chúng sẽ dễ gây đau bụng và một số tác dụng phụ khác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm