Những loại rau củ không nên nấu chín vì ăn sống tốt như "thần dược": Đó là những loại rau củ nào?
Thực phẩm giúp bạn chống lão hóa cho làn da / Muốn ngừa tóc bạc sớm bạn phải ăn thực phẩm này
Mỗi thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng riêng, đặc biệt có một số loại thực phẩm chỉ nên ăn sống mới tốt. Thực phẩm này khi nấu chín sẽ phá hủy hầu hết các dưỡng chất bên trong tuy nhiên ít ai trong chúng ta biết điều này.
1. Dưa chuột
Loại thực phẩm đầu tiên phải kể đến đó là dưa chuột. Dưa chuột có chứa hàm lượng cao vitamin C, B và các chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Vỏ dưa cũng giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhưng khi được nấu chín thì dưa chuột sẽ giảm đáng kể các chất dinh dưỡng nói trên. Chính vì thế, bạn nên ăn dưa chuột tươi thay vì nấu chín nhé. Nhưng đặc thù loại cây này có rất nhiều sâu bệnh nên người nông dân phải phun thuốc thường xuyên. Do đó, hãy chọn quả dưa chuột đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhớ ngâm dưa với nước có pha muối trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Súp lơ xanh
Đây là loại thực vật chứa lượng lớn hợp chất chống oxy hóa sulforaphane, có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, trầm cảm… Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agricultural Food and Chemistry đã cho thấy, cơ thể con người sẽ hấp thụ chất này nhanh hơn khi ăn súp lơ xanh sống so với khi nấu chín. Bạn có thể trộn salad để ăn sống, hoặc khi xào, luộc, hấp hãy nhớ đừng nấu quá chín.
3. Củ dền
Bên trong củ dền và lá của nó chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C và giàu các khoáng chất như magiê, canxi, đồng, photpho, natri… giúp cải thiện các tình trạng bệnh tật. Thường chúng ta phải nấu chín mới ăn được củ dền, nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Nghiên cứu cho thấy, ăn củ dền sống tốt hơn vì khi nấu chín, chất folate cùng các dưỡng chất khác sẽ bị triệt tiêu dưới nhiệt độ cao. Nếu bạn không thể ăn sống thì hãy nấu vừa chín tới hoặc hấp sơ là tốt nhất.
4. Các loại hạt
Hạt của những loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân... khi ăn sống sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Những loại hạt khi rang lên sẽ mất đi một số dưỡng chất magiê và sắt rất đáng kể. Vì thế bạn nên tập ăn sống chúng, thi thoảng nhâm nhi một vài quả trong ngày.
5. Củ cải đường
Theo nghiên cứu, khi làm chín củ cải đường bằng nhiệt độ cao thì sẽ làm mất khoảng 25% lượng folate, một dưỡng chất rất cần thiết để tạo tế bào hồng cầu. Bạn nên sử dụng củ cải đường làm các món salad tươi để đảm bảo nguyên vẹn các hợp chất có lợi cho não bộ.
6. Rong biển
Rong biển giàu vitamin và khoáng chất có thể hòa tan trong nước, dễ hấp thụ vào máu. Thực phẩm này còn là nguồn cung cấp sắt, canxi và i-ốt rất tốt. Nếu bạn không ngại mùi tanh thì có thể ăn rong biển tươi để tận dụng tối đa các khoáng chất có lợi nói trên.
7. Tỏi
Tỏi có vị hăng, cay và dễ bám mùi trong miệng nên rất nhiều người ngại ăn sống nó. Tuy nhiên trong tỏi sống chứa đặc tính chống tiểu cầu và ngừa bệnh tim mạch có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt. Nếu tỏi bị nấu quá kĩ sẽ làm tác dụng này biến mất và không còn tốt cho sức khỏe. Một nghiên cứu khác cho thấy, luộc tỏi trong 20 phút sẽ làm ức chế hoàn toàn hoạt động kháng khuẩn và nấu 1 phút trong lò vi sóng sẽ phá hủy 100% khả năng chống ung thư. Chính vì vậy hãy cố gắng ăn tỏi sống nhiều hơn.
8. Rau mầm
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng giá trị dinh dưỡng của rau mầm lại cao hơn nhiều so với các loại rau trưởng thành, đặc biệt là nhóm chất xơ, vitamin B phức tạp và protein. Giá đậu xanh hay mầm đậu xanh là một ví dụ điển hình. Mỗi bát giá đậu xanh cung cấp khoảng 32 calo, 0,84 gram chất xơ và 21 - 28% protein. Ngoài chất xơ, vitamin B, protein, rau mầm còn chứa rất nhiều enzym tiêu hóa và một số thành phần chất chống oxy hóa cao cấp nhất. Trung bình, 1 chén rau mầm có thể mang đến lượng vitamin C bằng 119% nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nhiệt khi chế biến món ăn từ nguyên liệu là rau mầm nếu muốn hấp thu hết dưỡng chất tốt của loại rau này vào cơ thể.
9. Rau cần tây
Cần tây giàu vitamin K, cụ thể thân cây này cung cấp đến 25% vitamin K mỗi ngày cho bạn. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng nhỏ các vitamin khác như: vitamin A, vitamin B và vitamin C. Mặc dù cần tây có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa một số khoáng chất nhất định như: kali, folate, choline, canxi, mangan, magiê, phốt pho. Việc nấu chín cần tây sẽ làm bay hơi các chất dinh dưỡng nói trên. Bạn nên ăn sống hoặc làm gỏi, trộn salad cần tây để bảo toàn được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
10. Hành tây
Giống như tỏi, hành tây cũng bị mọi người ghét vì mùi hăng và cay khó ăn. Thế nhưng trong y học, loại củ gia vị này có tác dụng chống bệnh ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Khi ăn sống thì hành tây sẽ mang lại tối đa các lợi ích này, còn nấu quá chín thì ăn bao nhiêu cũng bằng thừa.
11. Ớt chuông đỏ
Một trái ớt chuông đỏ cỡ vừa cực kỳ giàu vitamin C, đáp ứng 150% nhu cầu bạn cần trong một ngày nhưng chỉ chứa 31 calo, rất phù hợp khi ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ cao thì sẽ phá hỏng lượng vitamin C dồi dào này.
Bạn nên ăn sống loại ớt này vì chúng không hề cay như ớt thường, chăm ăn còn giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường lẫn bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức