Những loại thực phẩm quen thuộc chứa chất kịch độc bạn nhất định phải biết
Chất độc gấp xyanua 10 lần, chỉ 1mg đã gây ưng thư, thường xuất hiện trong 5 loại thực phẩm nhà nào cũng có / Mẹo nhận biết rau ngót nhiễm hóa chất độc hại
Cá bống vân mây
Ở nước ta, cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố Tetrodotoxin, tương tự như độc tố của cá nóc. Đây là một trong các chất có độc tính mạnh gấp 275 lần so với Xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố Tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc.
Cần phân biệt giữa cá bống vân mây và loài cá bống mà chúng ta vẫn thường ăn để không bị ngộ độc.
Cá bống vân mây.
Sứa biển
Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Các món gỏi hoặc nấu ăn bún từ sứa đều rất ngon. Tuy nhiên, ăn sứa vào mùa chúng sẽ rất nguy hiểm bởi chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, vô tình chạm phải sẽ gây dị ứng, rát, bỏng. Theo các chuyên gia y tế, độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu chảy kéo dài, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp… Để bảo đảm an toàn, phải chế biến sữa thật kỹ, ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc… rồi mới sử dụng.
Măng
Xyanua là chất gây độc trong măng. Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Cá trắm
Thịt cá trắm ngon và bổ dưỡng, luôn là loài cá được nhiều bà nội trợ chọn mua chế biến cho bữa ăn gia đình. Thế nhưng, mật cá trắm rất độc bởi có chứa alcool gây xuất huyết, tổn thương nội tạng, đặc biệt là ống thận. Cá có trọng lượng càng lớn, chất độc càng cao.
Không chỉ cá trắm, các loại cá khác như cá chép, trôi, anh vũ đều có thể gây suy thận cấp, nhưng nặng nhất vẫn là mật cá trắm. Người uống phải mật cá trắm thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, phản ứng chậm, mắt vàng, tiểu ít.Vì vậy khi chế biến loại cá này, bạn cần cẩn trọng loại sạch hết mật để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.
Hạt điều
Theo báo Sức Khỏe & Đời sống, hạt điều thô chứa urushiol - một độc tố, khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Khi mua hạt điều, bạn cần chú ý xem hạt điều đã được hấp lên hay chưa. Bạn chỉ mua và dùng làm thực phẩm hạt điều thô đã được xử lý bằng cách hấp lên.
Sắn
Trong sắn có chứa chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc. Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn