Những lợi ích bất ngờ của lá tía tô mà bất kể ai cũng cần đến
Những việc không nên làm sau khi thức dậy mới có thể sống lâu trăm tuổi, tránh xa bệnh tật / Loại trái cây đại bổ là thần dược của làn da, nhưng sẽ trở nên nguy hiểm nếu dùng cùng một số loại thuốc
Chữa bệnh gút
Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc băc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.
Chữa mề đay, mẩn ngứa
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.
Chữa dạ dày
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Chữa cảm mạo
Nói đến lá tía tô thì công dụng hữu hiệu nhất là trị cảm mạo. Theo y học bằng những cách sau đây, lá tía tô cực tốt để giải cảm, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn...
Xông, ngâm chân: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa, ngoài ra có thể dùng nước này để ngâm chân. Nếu lá được rửa sạch thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông.
Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, để mồ hôi toát ra.
Làm đẹp da
Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày để làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần.
Với những vùng da có nhiều mụn thịt, mụn cóc, chị em hãy giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc. Sau đó lấy băng gạc hoặc băng dính cố định bã tía tô ở vùng da này. Thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 1 - 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất.
Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày. Nên uống trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.
Bài thuốc từ lá tía tô
Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm, chữa cảm lạnh.
Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, giải cảm.
Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần, chữa đau bụng, đầy hơi.
Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ một chén nước cho uống chữa ho, tức thở.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn