Những lợi ích tuyệt vời của cỏ lúa mì đối với sức khỏe
Tất cả những điều bạn cần biết về mụn bọc / Những loại thực phẩm càng ăn nhiều càng trẻ lâu
Cơ chế hoạt động của cỏ lúa mì là gì?
Ảnh minh họa.
Cỏ lúa mì có chứa các hóa chất có khả năng chống oxy hóa và chống viêm (sưng), nên một số người nghĩ rằng cỏ lúa mì có thể có ích cho viêm loét đại tràng, ngoài ra cũng chứa một chất có khả năng trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Giá trị dinh dưỡng
Trong 100g cỏ lúa mì có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
Vitamin B2 – 0,156 mg
Vitamin C – 2,5 mg
Natri – 15 mg
Phốt pho – 201 mg
Sắt – 2,15 mg
Chất xơ – 1g
Chất béo – 1,25g
Năng lượng – 200 kilocalo
Vitamin B6 – 0,266 mg
Vitamin B1 – 0,224 mg
Kẽm – 1,66 mg
Kali – 170 mg
Magie – 81 mg
Canxi – 30 mg
Tinh bột – 43g
Protein – 7,5g
Nước – 48g
Tác dụng khi dùng cỏ lúa mì
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo một nghiên cứu cho thấy, 36 người mắc bệnh đái tháo đường type 2 được cho uống nước ép lúa mì trong 4 tuần đã làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL (có hại), đây là một yếu tố chính gây biến chứng tim mạch ở bệnh đái tháo đường type 2.
Ổn định huyết áp
Cỏ lúa mì chứa các vitamin, khoáng chất thiết yếu, tryptophan, saponarin, lutonarin, GABA và các hợp chất quan trọng khác giúp điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ lưu thông máu do đó có thể ngăn ngừa nguy cơ suy tim và đột quỵ.
Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường
Cỏ lúa mì có chứa chất xơ, có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Saponarin, một flavonoid có trong cỏ lúa mạch cũng đã được chứng minh có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết sau ăn ở bệnh đái tháo đường. Tiêu thụ 1,2 gr bột cỏ lúa mạch mỗi ngày có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
Thúc đẩy giấc ngủ
Cỏ lúa mạch có hàm lượng tryptophan, kali, calci và GABA cao có thể giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
Kiểm soát ung thư
Cỏ lúa mì có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Một nghiên cứu cho thấy, khả năng chống ung thư của chiết xuất cỏ lúa mì đối với bệnh bạch cầu và các tế bào ung thư hạch.
Ngăn ngừa trầm cảm
Sự hiện diện của GABA trong cỏ lúa mì đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất có trong loại cỏ này có thể ngăn ngừa các rối loạn tâm thần do căng thẳng.
Cải thiện đường tiêu hóa
Chất xơ trong lá lúa mì non có thể ngăn ngừa táo bón giúp dễ đi ngoài hơn. Ngoài ra, lá lúa mì cũng được chứng minh có hiệu quả điều trị viêm tụy, viêm loét đại tràng và rối loạn đường tiêu hóa.
Tăng cường sức khỏe làn da
Cỏ lúa mạch là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, một chất chống oxy hóa có hiệu quả chống lại tác hại của các gốc tự do trên da. Ngoài ra, cỏ lúa mạch cũng hỗ trợ giải độc cơ thể khỏi các tạp chất có hại, do đó làm giảm mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe làn da.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2