Những người bị tiểu đường hãy bỏ ngay thói quen ăn uống này nếu không muốn chết ngay lập tức
Uống cả nghìn viên thuốc bổ ăn nhân sâm cũng không bằng ăn mướp theo kiểu này / Chớ dại gì mà sử dụng nghệ theo kiểu này, chẳng khác nào tự pha thuốc độc cho mình
Ăn ít rau
Ảnh minh họa
Rau xanh có chứa nhiều chất xơ nên sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa trong cơ thể làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn không ăn đủ lượng rau cần thiết mỗi ngày thì quá trình hấp thụ đường vào máu sẽ diễn ra nhanh hơn, từ đó làm gia tăng sự sản sinh insulin của tuyến tụy và gây ra bệnh tiểu đường.
Không ăn cáTrong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ... đều có chứa nhiều axit béo Omega 3 nên giúp cân bằng huyết áp trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường nếu bạn bổ sung thường xuyên vào cơ thể. Do đó, hãy sửa ngay thói quen không động đến cá trong mỗi bữa ăn để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Bỏ bữa sáng thường xuyênBữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp bạn cung cấp năng lượng để hoạt động suốt cả ngày. Thế nên, việc bỏ bữa sáng thường xuyên vô tình kéo theo hàng loạt nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn, trong đó có cả bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thói quen này còn khiến lượng đường trong máu bạn giảm thấp, cơ thể luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng... Vậy nên, cần sửa ngay việc bỏ bữa sáng thường xuyên nếu không muốn gặp phải những vấn đề sức khỏe tai hại về sau.
Ăn trái cây không kiểm soátCứ vô tư tiêu thụ nhiều trái cây vào cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, bạn chỉ nên ăn trái cây ở một lượng vừa phải để giữ mức đường huyết trong cơ thể luôn ở tình trạng cân bằng. Một số loại trái cây giàu đường và ít nước như xoài, nho, cherry... nên chú ý hạn chế ăn quá nhiều để không làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Ăn quá nhiều thịt
Ăn quá nhiều protein có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu của bạn, đặc biệt nếu đó là protein từ thịt đỏ vìcó thể có tác động xấu đến sự nhạy cảm insulin.
Theo nghiên cứu, tăng tiêu thụ thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường typ II.
Ăn uống không cân bằng
Ăn quá nhiều tinh bột, không đủ rau củ và các protein nạc có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Bữa ăn cân bằng giúp bạn cảm thấy no và cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng mà bạn cần.
Sử dụng protein nạc (như các loại thịtkhông xương, không da gà) cùng với các thực phẩm chứa nhiều tinh bột (như gạo) có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà chỉ gây tác động tối thiểu lên đường huyết sau bữa ăn, cô nói.
Thường xuyên ăn tối muộn
Những người quá bận rộn với công việc trong ngày và thường có thói quen ăn tối muộn, đặc biệt là gần với thời gian ngủ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người khác. Do càng về khuya, khi bạn nạp đồ ăn vào cơ thể thì lượng đường huyết cũng sẽ tăng lên và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vậy nên, hãy cố gắng duy trì thói quen ăn tối trước 7 giờ hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Lời khuyên trong chế độ ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường:
Chia thành nhiều bữa trong ngày, không bỏ bữa, ăn đúng giờ.- Nên ăn dầu mỡ thực vật, chất béo tốt cho sức khỏe được chế biến từđậu phụ, vừng, hạt lạc, cá…- Không ăn mặn.- Không uống bia rượu và các chất kích thích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo