Những người cần thận trọng khi sử dụng rượu vang
Những người cần thận trọng khi ăn quả vải / Nhóm người cần hạn chế ăn măng cụt
Tổng quan về rượu vang
Rượu vang tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được . Nguồn ảnh: Internet
Rượu vang được làm từ nho lên men. Nho được hái, nghiền nát và đặt trong thùng để lên men. Quá trình lên men biến đường tự nhiên trong nước thành rượu. Tuy nhiên, quá trình lên men có thể để xảy ra một cách tự nhiên, nhưng đôi khi nó sẽ được kiểm soát bởi người làm rượu.
Có hai loại rượu vang:
Rượu vang trắng: được tạo ra với nho được ép trước khi lên men.
Rượu vang đỏ: được tạo ra với nho ép sau quá trình lên men.
Sự khác biệt chính giữa rượu vang trắng và đỏ đó là màu sắc của nho được sử dụng đồng thời cũng chính là sự liên quan đến việc nho được lên men có vỏ hay không có vỏ.
Để làm rượu vang trắng, nho sử dụng làm rượu được ép và vỏ, hạt, thân cây sẽ được loại bỏ trước khi lên men. Ngược lại, với rượu vang đỏ, nho đỏ nghiền nát được chuyển trực tiếp vào thùng và lên men cùng với vỏ, hạt, thân cây. Vỏ nho cho rượu vang đỏ có chứa nhiều sắc tố cũng như có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khoẻ, chẳng hạn như tanin, resveratrol... Rượu vang trắng cũng có chứa một số chất lành mạnh tốt cho sức khoẻ nhưng số lượng thấp hơn nhiều so với vang đỏ.
Người không nên uống rượu vang
Người bị tiểu đường
Nếu bị tiểu đường, bạn nên cẩn thận về lượng rượu mình tiêu thụ. Rượu vang có thể ảnh hưởng rõ rệt đến lượng đường trong máu, đặc biệt nếu uống lúc đói.
Những người mắc bệnh tiểu đường nên hết sức cẩn thận khi uống rượu vang. Uống rượu trong tình trạng đói có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến hôn mê tiểu đường.
Bất kỳ ai dùng thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau nào, uống rượu vang có thể là một đề xuất rủi ro.
Thuốc an thần và thuốc giảm đau là những chất gây trầm cảm, có nghĩa là chúng làm chậm hoạt động của não và rượu cũng làm như vậy. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), rượu góp phần dẫn tới 18% số ca cấp cứu liên quan đến thuốc giảm đau nhóm opioid và 22% ca tử vong liên quan đến loại thuốc này.
Người bị hen suyễn
Nếu bạn bị hen suyễn, một hoặc hai ly rượu, kể cả rượu vang, cũng khiến bạn dễ lên cơn hen suyễn hơn.
Chris Airey, Gám đốc y tế tại phòng khám Optimale (Anh), cho biết: “Bệnh nhân hen có thể có phản ứng bất lợi với rượu vang do nhạy cảm với sulfite”. Sulfite là chất bảo quản thực phẩm sử dụng phổ biến trong đồ uống có cồn.
Người dùng thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau nào, uống rượu là một lựa chọn rủi ro. Hai loại thuốc này làm chậm hoạt động của não và rượu cũng gây ra phản ứng như vậy.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), rượu góp phần dẫn tới 18% số ca cấp cứu liên quan đến thuốc giảm đau nhóm opioid và 22% ca tử vong liên quan đến loại thuốc này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bàng hoàng phát hiện bí mật trong tủ chén, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thay đổi đầy bất ngờ!
Loài hoa này có tên rất hay và mang ý nghĩa đẹp nhưng đại kỵ khi đặt lên ban thờ thắp hương
Bí ẩn 800 triệu trên bàn thờ người chồng vừa khuất: Cú sốc lớn khi sự thật được hé lộ
Mỗi tháng chỉ tiêu 10 triệu vẫn bị chồng chê hoang phí, mẹ chồng không ngừng cằn nhằn: Cuộc chiến làm dâu quá mệt mỏi!
Một loại lá quý hiếm của Việt Nam, vô cùng đắt đỏ, giá bán cả trăm triệu đồng/kg
Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn độc cắn