Những người không nên ăn lươn, chạch
Những loại thực phẩm giúp dưỡng ẩm da vào mùa đông / Thận sạch bong mọi độc tố nhờ dùng loại thực phẩm bán rẻ như cho này
Lươn, chạch có thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn chứa 12,7 g chất đạm; 25,6g chất béo. Trong đó cholesterol là 0,05g, năng lượng là 285 calo. Ngoài ra còn có các vitamin như: vitamin A và betacaroten: 2000 IU, vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.Trong 100g thịt chạch có 16,9g protit, 2g lipit, 3,2g gluxi, 169mg can xi, 327mg photpho, 3,2mg sắt, các vitamin B1, B2, PP, E…
Như vậy, có thể nói món ăn từ lươn, chạch rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn trong trường hợp dưới đây thì không nên ăn lươn, chạch.
Những người đang dùng thuốc hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc... Tuy nhiên, những người đang dùng thuốchà thủ ô đỏ nên kiêng ăn cá không vảy như lươn, chạch.
Một số lưu ý khi ăn lươn, chạch để đảm bảo sức khỏe của bạn
Lươn thường chui rúc dưới ao bùn, sình lầy, nước đục... Vì sống trong môi trường bẩn như thế, lại thêm thói ăn tạp, nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Theo nghiên cứu của GS Trần Vinh Hiển, cố vấn khoa học Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trên cả lươn nuôi và lươn hoang dã tỉ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum từ 0,8-29,6%, mùa khô tỉ lệ thấp và tăng dần trong mùa mưa.
Giáo sư Trần Thị Kim Dung, bộ môn ký sinh trùng Đại học Y dược TP.HCM, cũng cảnh báo tình trạng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum khá cao ở người có thói quen ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ như lươn xào tái, lươn gỏi...
Cũng cần lưu ý, vì thịt lươn có nhiều chất đạm, đặc biệt có axit amin histidine- là một axit amin “tối cần thiết” cho trẻ em; bình thường histidine rất tốt cho cơ thể, nhưng khi con lươn chết, axit amin này biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.
Tóm lại, lươn là thực phẩm rất tốt, rất bổ cho cơ thể. Nhưng theo GS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi chế biến cần lưu ý hai điều: một là phải đun nấu thật chín để loại trừ hẳn các ký sinh trùng “kháng nhiệt” vốn khá nhiều trong thịt lươn và hai là không dùng thịt lươn đã chết hay ươn.
Sau khi ăn chạch không nên ăn các thực phẩm có tính hàn như chuối tiêu, dưa hấu, tôm cua biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con vật được xem như 'lộc trời cho', chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg
Ngày chồng sang sống với bồ, vợ lẳng lặng mở két lấy 300 triệu rời nhà ra đi
Cuối tuần này (23-24/11): 4 con giáp đón lộc trời ban, vận may bất ngờ, thành công vượt mong đợi
Giải mã giấc mơ: Dấu hiệu tiền bạc sắp đến nếu bạn mơ thấy điều này
Khám phá cây thuốc với cái tên đọc 'méo cả mồm' có tác dụng chữa bệnh, phổ biến khắp làng quê Việt
Tại sao ở bồn rửa mặt thường có một lỗ tròn nhỏ, công dụng thực tế là gì?