Những người không nên ăn nhiều măng kẻo hối hận không kịp
Măng tre chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy vậy, theo báo Life Times, những người sau đây không nên ăn nhiều măng.
7 cặp thực phẩm ăn cùng nhau mang lại lợi ích sức khỏe tốt hơn đứng một mình / Khi bị ốm, bạn cần kiêng ăn những thực phẩm nào?
Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.
Đối với các loại măng độc, nên ngâm bằng nước vôi trong, khi luộc, nên mở vung cho chất độc bay hơi - Ảnh: Internet |
Người bị sỏi thận
Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.
Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan
Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.
Người dùng aspirin thường xuyên
Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Lưu ý, măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống.
Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.
Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Người bị bệnh gout
Người bị bệnh gout không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
Người vừa bị gãy xương
Nếu bạn vừa gặp tại nạn chấn thương đến xương khớp, bạn cũng không nên ăn quá nhiều măng. Nguyên nhân là do axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thụ và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vết xương gãy rạn cũng vì thế mà khó lành hơn.
Người mới ốm dậy
Người mới ốm dậy, sức đề kháng yếu không nên ăn măng do măng chứa một lượng glucoxit nhất định. Bình thường glucoxit không mấy gây hại cho cơ thể nhưng khi cơ thể ốm yếu, glucoxit phân hủy với men tiêu hóa và chất chua trong dạ dày dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa.
Lưu ý những điều sau để tránh bị ngộ độc khi ăn măng
- Ngâm măng với nước gạo, luộc măng với 1 nắm lá rau ngót...
- Đối với các loại măng độc, nên ngâm bằng nước vôi trong, khi luộc, nên mở vung cho chất độc bay hơi.
- Măng ngâm phải để ngả sang màu vàng ươm và có mùi chua thì mới được ăn.
- Nếu muốn phơi khô măng để ăn măng khô, cần luộc kĩ qua nước muối trước khi phơi rồi mới xào nấu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Cột tin quảng cáo