Những người mắc bệnh này tuyệt đối không được ăn rau muống xào hay luộc
6 món ngon nhưng tuyệt đối không được ăn khi đói bụng / 5 thời điểm "cực độc" tuyệt đối không được ăn cá kẻo nguy hiểm tính mạng
Tác dụng của rau muống
Rau muống vốn là một loại thực phẩm phổ biến và thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình Việt. Đây là loại rau rất bổ dưỡng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt. Thực phẩm này còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa.
7 đối tượng không được ăn rau muống
Tuy nhiên có một số người dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn rau muống:
Người bị gout, sỏi thận
Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.
Người đang bị vết thương mềm
Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Người điều trị ngoại khoa nội khoa
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Người đau xương khớp
Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Người suy nhược
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
Những người đang uống thuốc Đông y
Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng
Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.
Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Ngoài ra, rau muống cọng nhỏ ăn giòn, ngon và an toàn hơn cọng quá to. Nên ngâm rau trong nước muối loãng, rửa nhiều nước và trữ trong tủ lạnh vài ngày để phân hủy bớt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nếu có.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần