Những nguyên nhân khiến lòng bàn tay ngứa ran mà rất nhiều người gặp phải
7 thói quen vào buổi sáng gây hại nặng nề cho sức khỏe / 6 tư thế ngủ có lợi cho sức khỏe và làn da nhiều người không biết
1. Chàm eczema ở tay
Chàm eczema ở tay là căn bệnh không truyền nhiễm, nó gây ngứa ngáy ở lòng bàn tay, da đỏ, nứt nẻ, khô và đôi khi phồng rộp.
Căn bệnh này có một nhánh phụ gọi là bệnh tổ đỉa, khiến bệnh nhân bị những nốt phồng rộp nhỏ ở tay và chân, cảm giác ngứa ngáy.
Người thường xuyên phải tiếp xúc tay với môi trường ẩm ướt hoặc hóa chất độc hại thì nhiều khả năng sẽ bị bệnh eczema, chẳng hạn như nghề lau dọn, thợ cắt tóc, nghề chăm sóc sức khỏe, nấu ăn, thợ máy...
Người trong gia đình có tiền sử mắc eczema thì nguy cơ mắc bệnh này cũng khá cao.
2. Dị ứng gây viêm da tiếp xúc
Đôi khi cảm giác ngứa ran ở lòng bàn tay cũng có thể là do bạn đã tiếp xúc với hóa chất hoặc một tác nhân gây dị ứng. Tình trạng này gọi là viêm da tiếp xúc và có thể kéo dài từ 48 đến 96 giờ liền.
Các chất gây dị ứng thường gặp bao gồm:
- Kim loại, chẳng hạn nhẫn và các trang sức khác
- Nước hoa
- Găng tay cao su (latex)
- Xà phòng
- Chất khử trùng
- Bụi đất
- Nước nhiễm clo cao
- Thuốc sát trùng hoặc chất kháng khuẩn
Hiện tượng viêm da có thể không xảy ra ngay mà phải trải qua nhiều lần tiếp xúc, đó là bởi vì lúc này cơ thể bắt đầu giải phóng histamin gây ngứa.
Ảnh minh họa.
3. Phản ứng với thuốc
Cảm giác ngứa ở lòng bàn tay cũng có thể la do ảnh hưởng từ những thứ bạn đã nạp vào người. Có thể là bạn bị dị ứng nhẹ khi uống một loại thuốc mới, phản ứnghistamin trong cơ thể sẽ gây ngứa.
Tình trạng này thường xuất hiện ở lòng bàn tay vì histamin thường tập trung cao ở tay và chân. Nếu muốn dừng hoặc đổi thuốc, bạn nên tham khảo bác sĩ.
4. Tiểu đường
Khi bị tiểu đường hàm lượng đường trong máu quá cao sẽ gây khô da và tạo cảm giác ngứa ngáy. Chỗ bị ngứa có thể bị bầm đỏ hoặc không, cảm giác ngứa cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc những nơi khác trên cơ thể.
Người bị biến chứng thần kinh do tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương các xơ thần kinh ở tay và chân. Trước khi tổn thương này xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng hóa chất chóng viêm là cytokine gây ngứa.
5. Bệnh xơ gan
Một căn bệnh tự miễn gọi là viêm xơ đường mật nguyên phát hay xơ gan mật tiên phát (PBC) có thể gây cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay.
Căn bệnh này ảnh hưởng tới ống mật nối giữa gan và dạ dày. Mật di chuyển giữa hai bộ phận này sẽ tích tụ trong gan, gây tổn thương gan và làm sẹo.
Ngoài cảm giác ngứa ở lòng bàn tay, bệnh nhân còn cảm thấy buồn nôn, nhức xương, tiêu chảy, nước tiểu sậm màu, vàng da. Bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ.
6. Rối loạn thần kinh
Đôi khi những tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến tay. Rối loạn chức năng ở các sợi thần kinh tại bàn tay cũng gây ra cảm giác ngứa tương tự, bao gồm hội chứng ống cổ tay.
Áp lực lên thần kinh giữa ở tay có thể gây tê, yếu, ngứa và đau bàn tay. Cảm giác ngứa thường bắt đầu ở lòng bàn tay và xảy ra nhiều nhất vào ban đêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bi kịch gia đình: Chồng vào bếp, vợ đi làm, mẹ chồng bỗng chốc nổi giận – Không khí gia đình căng thẳng vì một câu nói trẻ con
Từ ngày 15/11, 3 con giáp này sẽ đổi vận, tài lộc thăng hoa, sự nghiệp suôn sẻ
Cuối năm 2024: 4 con giáp gặp may mắn nhân đôi, quý nhân phù trợ, tài lộc vượng phát
Cứ dăm bữa nửa tháng, mẹ chồng lại hào hứng mang về cho tôi một bộ đồ mới, nhưng mỗi khi nhìn những bộ quần áo này, tôi chỉ muốn cất thật sâu vào đáy tủ, không bao giờ đụng tới
Trong phiên toà căng thẳng phân chia tài sản, khi chồng cũ của tôi đang lớn tiếng đòi chia phần mình, bỗng mẹ chồng bước vào, tay chống gậy, dáng người gầy gò nhưng ánh mắt cương quyết
Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh