Những thói quen cần bỏ nếu đã mắc bệnh tiểu đường
Những thói quen ăn uống giúp kéo dài tuổi thọ, "trường sinh bất lão" / Da trắng mịn màng chỉ bằng cách dùng bia rửa mặt
Với bệnh nhân tiểu đường, nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể gây ra cơn đau tim và đột quỵ, cùng với các hậu quả khác. Chính vì thế, người mắc bệnh tiểu đườngcần quản lý lượng đường trong máu thông qua lối sống, thói quen và thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là vài thói quen xấu mà bạn nên loại bỏ nếu mắc bệnh tiểu đường, theo The Healthsite.
Không ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày. Nếu bỏ bữa sáng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chính vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên bắt đầu với một bữa ăn sáng có sự cân bằng hợp lý giữa chất béo, protein, carbs (gồm tinh bột, đường và chất xơ) sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì độ nhạy insulin trong suốt cả ngày.
Không ăn đúng thực phẩm
Để kiểm soát lượng đường trong máu, điều quan trọng là bạn phải ăn đúng thực phẩm. Người mắc bệnh tiểu đường nên tập trung vào chế độ ăn kiêng dựa trên protein và thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu. Những thực phẩm này sẽ giữ mức đường trong máu của bạn trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó người mắc bệnh tiểu đường không nên uống đồ uống có chứa caffein, nước uống có gas, vì những loại đồ uống này có thể gây ra sự biến động lớn lượng đường trong máu.
Không quan tâm sức khỏe răng miệng
Một sai lầm khác có thể dẫn đến mức đường cao là không quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe nướu có liên quan đến mức đường trong máu.
Tích lũy mảng bám trong nướu có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm trùng có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch và tăng mức đường trong máu. Nếu không được điều trị, mảng bám có thể cứng lại và gây sâu răng. Hiện tại vẫn chưa rõ liệu bệnh tiểu đường gây ra sức khỏe răng miệng kém, hay sức khỏe răng miệng kém gây ra mức đường cao. Vì vậy nếu bị tiểu đường thì nên cẩn thận về sức khỏe răng miệng.
Ngủ không đúng cách
Theo Tổ chức Giấc ngủ quốc gia (NSF), thiếu ngủ và ngủ không đúng cách có thể dẫn đến việc tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngủ ít có thể kích hoạt giải phóng cortisol trong cơ thể, điều này làm cho các tế bào cơ thể kháng insulin. Cùng với cortisol, các hormone khác như hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và testosterone cũng được giải phóng do chế độ ngủ không phù hợp, có thể dẫn đến mức đường huyết cao hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được