Những thực phẩm các chuyên gia khuyên tránh dùng
Luộc gà cúng ông Công ông Táo cứ nắm bí quyết sau, đảm bảo gà chín đều đẹp, không hề nứt da / Cách làm táo đỏ bọc hạnh nhân bùi ngon lạ miệng cho dịp Tết
Chuyên gia nội tiết sẽ không ăn cà chua đóng hộp
Cà chua đóng hộp
Vấn đề: Theo Fredrick Vom Saal, chuyên gia nội tiết thuộc Đại học
Missouri (Mỹ), lớp tráng nhựa của các hộp thiếc chứa bisphenol-A (BPA), một loại
estrogen tổng hợp có liên quan đến hàng loạt bệnh khác nhau, từ các vấn đề sinh
sản đến bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Ngoài ra, tính axit đặc trưng của cà
chua) khiến chất BPA ngấm vào thức ăn của bạn. Các nghiên cứu cho thấy, lượng
BPA trong cơ thể hầu hết mọi người đều vượt mức bắt đầu gây ức chế sản xuất tinh
trùng hoặc làm tổn hại nhiễm sắc thể trong trứng của động vật.
Giải pháp: Chọn cà chua đóng trong chai thủy tinh (không có lớp tráng
nhựa).
Người nông dân sẽ không ăn thịt bò nuôi bằng ngô
Vấn đề: Trâu bò đã tiến hóa để ăn cỏ, không phải các loại hạt. Tuy nhiên, các nông dân ngày nay nuôi gia súc của họ bằng cả ngô và đậu tương, nhằm vỗ béo chúng nhanh hơn để giết mổ. Dẫu vậy, người chăn nuôi gia súc càng thu được nhiều tiền cũng đồng nghĩa với thịt trầu bò càng trở nên ít dinh dưỡng hơn đối với người tiêu dùng. Một nghiên cứu toàn diện mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ và các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Clemson phát hiện, so với thịt bò nuôi bằng ngô, thịt bò ăn cỏ có hàm lượng beta-carotene, vitamin E, omega-3, axit linoleic liên hợp (CLA), canxi, magie và kali cao hơn; đồng thời chứa lượng omega-6 (dễ gây chứng viêm) và chất béo bão hòa (gắn liền với bệnh tim) thấp hơn.
Giải pháp: Mua thịt bò ăn cỏ
Chuyên gia về chất độc sẽ không ăn bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng
Vấn đề: Các hóa chất, bao gồm cả axit perfluorooctanoic (PFOA), trong lớp lót của túi đựng ngô được phân loại thuộc lớp hợp chất có thể dính líu đến sự vô sinh ở người, theo một nghiên cứu gần đây của Đại học UCLA (Mỹ). Các thử nghiệm trên động vật phát hiện, những chất hóa học này gây ung thư gan, tinh hoàn và tuyến tụy. Trong khi đó, quá trình quay lò vi sóng khiến các hóa chất bay hơi và thẩm thấu vào bỏng ngô, tích tụ theo năm tháng trong cơ thể người ăn.
Giải pháp: Nổ các hạt bỏng ngô hữu cơ theo cách cổ điển: trong một cái chảo.
Chủ nông trang sẽ không ăn khoai tây phi hữu cơ
Vấn đề: Các cây rau có rễ luôn hấp thụ thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm được sử dụng trong quá trình trồng trọt. Ở trường hợp của khoai tây, người nông dân thường dùng thuốc diệt nấm trong mùa sinh trưởng của cây khoai tây, sau đó rải chất diệt cỏ trước khi thu hoạch. Sau khi đào lên, các củ khoai tây lại được xử lý hóa chất một lần nữa để ngăn chặn chúng từ nảy mầm.
Giải pháp: Mua khoai tây hữu cơ.
Chuyên gia ngư nghiệp sẽ không ăn cá hồi nuôi
Vấn đề: Các nghiên cứu phát hiện, cá hồi được nuôi nhốt và cho ăn đậu nành, lông gà thủy phân, ... cho thịt có hàm lượng vitamin D thấp nhưng chứa các chất gây ô nhiễm, bao gồm cả hóa chất gây ung thư PCB, chất chống cháy brôm và thuốc trừ sâu như dioxin hay DDT (gắn liền với bệnh tiểu đường và béo phì), cao. Ngoài ra, cũng có nhiều lo ngại về lượng thuốc kháng sinh và thuốc trừ sâu rất lớn được sử dụng trong quá trình nuôi dưỡng và xử lý loại cá này.
Giải pháp: Nêntìm mua các loại cá hồi đánh bắt được ngoài tự nhiên.
Chuyên gia nghiên cứu ung thư sẽ không uống sữa
Vấn đề: Các trang trại chăn nuôi bò lấy sữa thường cho gia súc của họ
sử dụng hoóc môn tăng trưởng chuyên biệt có tên gọi là rBGH hay rBST để tăng sản
sinh sữa. Tuy nhiên, rBGH làm tăng nhiễm trùng bầu vú bò và thậm chí gây mủ
trong sữa của chúng. Việc sử dụng hoóc môn này cũng dẫn đến việc hình thành hoóc
môn IGF-1 cao hơn trong sữa. Ở người, hàm lượng IGF-1 cao có thể góp phần gây ra
các bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt và ruột kết.
Giải pháp: Mua sữa hữu cơ hoặc các sản phẩm sữa có dán nhãn không chứa
rBGH hoặc rBST.
Các chuyên gia thực phẩm hữu cơ sẽ không ăn táo
Vấn đề: Các cây táo có khả năng kháng sâu bệnh kém, nên trong lúc chăm
bón, người nông dân phải thường xuyên xịt thuốc trừ sâu cho chúng. Các nhà sản
xuất tuyên bố, dư lượng hóa chất trong quả táo thu hoạch không độc hại. Tuy
nhiên, Mark Kastel - giám đốc Viện nghiên cứu chính sách nông nghiệp Cornucopia
quả quyết, việc rửa táo như thông thường không thể loại bỏ được dư lượng thuốc
trừ sâu do hóa chất đã ngấm vào vỏ và bên trong quả táo.
Giải pháp: Mua táo hữu cơ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo