Những thực phẩm cần tránh xa nếu bị tiểu đường loại hai
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không? / 10 loại rau củ giàu protein không kém gì thịt cá, ăn nhiều giúp giảm cân, phòng ngừa tiểu đường
Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thế tích tụ lượng đường cao. Đối với bệnh tiểu đường loại hai, cơ thể trở nên kháng insulin, gây ra sự tích tụ đường trong máu. Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm và không chỉ ảnh hưởng đến tim, mắt và các cơ quan khác của cơ thể mà còn làm tăng khả năng bị huyết áp cao, đột quỵ và nhiễm trùng. Nó cũng có thể khiến bệnh nhân suy giảm năng lượng, lúc nào cũng thấy mệt mỏi.
May mắn thay, chế độ ăn uống có thể giúp giảm các triệu chứng của tình trạng này. Bệnh nhân tiểu đường nên duy trì chế độ ăn kiêng không sử dụng những loại đường nguy hại cho sức khỏe. Một chế độ ăn kiêng cho phép duy trì cân nặng hợp lý vàvóc dáng là điều cần thiết.
Bệnh tiểu đường có liên quan nhiều đến đường vì vậy để an toàn, hãy tránh xa những thực phẩm có chứa lượng đường cao để đường huyết không bị quá tải.
Thực phẩm có chứa đường
Kẹo, món tráng miệng chế biến theo phương pháp nướng và nước ngọt như soda sẽ chỉ gây tăng cân và nảy sinh thêm nhiều vấn đề. Nếu muốn sử dụng một ít đường, bệnh nhân nên ăn trái cây. Lượng đường tự nhiên trong trái cây làm chậm tốc độ hấp thụ đường và chứa nhiều chất xơ.
Nước trái cây
Có vẻ đang mâu thuẫn với cách thức vừa nêu phía trên, nhưng đó là sự thật.Lý do là nước trái cây có nồng độ đường cao hơn nhưng lại không có chất xơ. Nó có thể là một lựa chọn tốt hơn so với soda nhưng vẫn sẽ làm tăng lượng đường trong máu một cách đáng kể. Nước trái cây cũng có thể khiến bệnh nhân tiểu đường sử dụng quá nhiều vì nó không khiến người dùng cảm thấy no. Thay vào đó, hãy uống nước khoáng có gas với một chút nước cốt chanh thêm vào.
Các sản phẩm đầy đủ chất béo
Bệnh nhân tiểu đường cần hoàn toàn tránh xa chất béo bão hòa vì chúng làm tăng mức cholesterol xấu hoặc cholesterol LDL làm tăng khả năng mắc bệnh tim - mối quan tâm lớn đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Những sản phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng tình trạng kháng insulin và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy hãy hạn chế tối đa việc sử dụng sữa chua, kem, bơ hoặc phô mai đầy đủ chất béo và chọn loại không có sữa. Nếu phải dùng các sản phẩm từ sữa, thì hãy chọn những loại có ít chất béo hơn như nước cốt dừa.
Gạo trắng, bánh mì và bột mì
Nói chung không nên dùng tinh bột tinh chế, nhưng nó thậm chí còn tệ hơn đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Gạo và bột mì trắng không bổ dưỡng do chúng là kết quả của ngũ cốc nguyên hạt được chế biến, tinh chế với cường độ cao, một quá trình làm cho ngũ cốc nguyên hạt mất đi chất xơ.
Sử dụng những loại carbs xấu này sẽ làm tăng mức glucose vì chúng sẽ phân hủy thành đường trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường nên dùng ngũ cốc nguyên hạt được tìm thấy trong các thực phẩm như gạo nguyên cám, ngũ cốc và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
Đồ uống có cồn
Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh xa rượu hoàn toàn hoặc uống điều độ theo khuyến nghị của bác sĩ. Mức độ rượu khác nhau gây ra sự tăng hoặc giảm đường huyết.
Một số loại thuốc điều trị tiểu đường sẽ kích thích sản xuất insulin nhiều hơn bởi tuyến tụy để giảm mức glucose trong cơ thể. Sự kết hợp của rượu và thuốc có thể gây hạ đường huyết hoặc sốc insulin. Một điều cần nhớ là không bao giờ được uống rượu khi bụng đói và kiểm tra lượng đường trong máu trước khi uống.
Thức ăn nhanh (hay đồ chiên rán nhiều dầu mỡ)
Đồ ăn chiên rất ngon, nhưng chúng cũng rất nguy hiểm do chứa rất nhiều chất béo và calo. Loại thức ăn này làm tăng cân và sẽ khiến đường trong máu cũng tăng lên. Thực phẩm chiên khác nhau mang đến những ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ như khoai tây chiên sẽ tăng lượng đường trong máu nhanh hơn vì nó chứa carbohydrate nguyên chất, trong khi gà rán có thêm một số protein.
Những thực phẩm chiên này thường được chế biến trong dầu bị hydro hóa vì vậy chúng có chứa chất béo chuyển hóa (trans fat) rất nguy hiểm, làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu.
Thịt đỏ
Thịt cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và một số mức độ của nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đối với những người đã bị mắc bệnh tim, thịt còn làm tình trạng sức khỏe tệ hơn nữa.
Theo nghiên cứu, một số thành phần của thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ như natri, có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến kháng insulin, hay nitrat cũng gây tình trạng tương tự. Nếu thực sự muốn ăn thịt, hãy chọn sử dụng thay thế thịt đỏ bằng các loại cá, gà tây hoặc phần thịt gà không da.
Ngũ cốc
Nếu bị tiểu đường thì nên tránh sử dụng ngũ cốc ăn sáng. Mặc dù trên bao bì, nhà sản xuất nói rằng ngũ cốc rất lành mạnh và chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng thật sự thì chúng thường trải qua quá trình xử lý cường độ rất cao.
Ngũ cốc chứa nhiều carbs hơn mọi người nghĩ và nó không có nhiều protein để giữ cho người sử dụng được no trong một khoảng thời gian dài. Do đó, để giữ cho lượng đường trong máu ở tầm kiểm soát, tốt hơn hết là bỏ qua các loại ngũ cốc này và ăn sáng bằng những thực phẩm có hàm lượng protein cao và ít carbs.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ