Đời sống

Những trường hợp nào cần thận trọng khi ăn dứa

Dứa là loại trái cây phổ biến nhưng nhiều trường hợp cần thận trọng khi ăn loại quả này.

Những thực phẩm tốt nhất cho người bị tiểu đường / Những thực phẩm tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi

Những người có tiền sử viêm mũi họng

Những trường hợp nào cần thận trọng khi ăn dứa

Nhiều trường hợp cần thận trọng khi ăn dứa.

Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy.

Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Người đái tháo đường, huyết áp cao

Người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì loại quả này chứa hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

 

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy, là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.

Một số phụ nữ cho rằng họ đã ăn dứa trong những tháng đầu thai kỳ nhưng không hề gây sảy thai hay sinh non. Điều này được lý giải là do chất bromelian chỉ được tìm thấy trong dứa tươi.

Tuy nhiên với những chị em đang ở tháng cuối thai kỳ, sắp đến hạn sinh nở, bạn hoàn toàn có thể ăn dứa ở mức độ vừa phải để kích thích cơ co bóp tử cung, giúp dễ dàng sinh nở.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm