Những trường hợp tuyệt đối không nên ăn tôm kẻo nguy hại tới sức khỏe
Bắp ngô nhỏ bé nhưng chứa 6 chất dinh dưỡng lớn giúp chống ung thư, ngừa lão hóa / Thêm ngay 7 loại thực phẩm này vào bữa ăn để "đánh bay" sẹo mụn đáng ghét
Không ăn tôm tái, sống
Trong tôm sống tiềm ẩn nguy cơ có ấu trùng giun. Vì vậy, ăn tôm hay hải sản sống có nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng.
Do vậy, khi chế biến hải sản, đặc biệt là tôm, cần đun sôi nước khoảng 4-5 phút để khử trùng đầy đủ. Vì trong tôm có chứa vi khuẩn Vibro parahaemolyticus có khả năng chịu nhiệt cao.
Vỏ tôm không giàu canxi như bạn tưởng
Rất nhiều người cố gắng ăn phần vỏ tôm cứng vì nghĩ rằng chúng có nhiều canxi. Thành phần chính của vỏ tôm là kitin - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi của tôm đến chủ yếu tập trung ở phần thịt của tôm. Thậm chí vỏ của một số loài tôm còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn haybắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
Bị ho không nên ăn tôm
Đang bị ho mà ăn tôm sẽ khiếnbệnh càng nặng hơnbởi hệ thống hô hấp của người bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến bệnh sẽ lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi khỏi hẳn, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả củadị ứng thực phẩm.
Ăn mắt tôm có bổ mắt?
Nhiều người quan niệm rằng, mắt tôm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, nhưng thật sự cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều này. Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
Không ăn tôm cùng rau, củ, quả giàu vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc không ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gâyngộ độc nghiêm trọng.
Đặc biệt không nên uống vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì có thểgây nguy hiểm tới tính mạng.Trẻ em nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.
Thực hư quan niệm phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm
Dân gian cho rằng sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.
Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng minh ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà nó phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Lời khuyên của chuyên gia là người mẹ nên ăn lượng tôm vừa phải sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con quasữamẹ, vì tôm rất giàu dinh dưỡng. Lưu ý, phải chế biến kỹ thịt tôm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Tôm chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng vẫn có trường hợp phải kiêng kỵ và hạn chế ăn quá nhiều dẫn đến không tốt cho sức khỏe. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đêm tân hôn, chú rể 27 tuổi sốc nặng khi nhìn diện mạo thật của vợ mới cưới 31 tuổi sau tẩy trang, netizen: Anh đã bị lừa thảm hại
Tử vi ngày 2/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi đón lộc lớn, Tuất cần cẩn trọng
Bộ ảnh Tết chuẩn “bà hội đồng” trong nhà cổ 130 năm tuổi của nhóm Gen Z miền Tây
Ngày 2/2: Bốn Con Giáp Đổi Vận, Rước Thần Tài, Đón Năm Mới Đầy May Mắn
“Gia đình có bốn điều này, luôn có phúc”, điều này nghĩa là gì?
Top 3 con giáp xuất hành hanh thông, "hốt bạc, gánh vàng" ngày mùng 5 Tết