Đời sống

Đậu nành - một trong thực phẩm gây ra nhiều tranh cãi nhất: Chúng có thật sự tốt cho sức khỏe?

Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật có lợi. Tuy nhiên, một số người lo lắng về những mặt trái tiềm ẩn của đậu nành như ảnh hưởng lâu dài đến tăng trưởng, tiêu hóa, hình thành giới tính, sức khỏe tuyến giáp và nguy cơ ung thư vú.

Dấu hiệu cho thấy thực phẩm của bạn đã không thể ăn được nữa rồi / Nếu bạn mắc chứng khó ngủ, hãy ăn những thực phẩm này

Đậu nành được cho là một trong những chủ đề dinh dưỡng gây tranh cãi nhất.

Một mặt, nó rất giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như giảm lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế các triệu chứng mãn kinh và thậm chí có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Mặt khác, một số người lo ngại về chế độ ăn giàu đậu nành. Ví dụ, một số người lo sợ rằng ăn quá nhiều đậu nành có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, cản trở chức năng tuyến giáp hoặc "nữ hóa" ở nam giới.

Bài báo này xem xét các bằng chứng khoa học mới nhất để xác định xem ăn đậu nành có nhiều khả năng có tác động tích cực hay tiêu cực đến sức khỏe của bạn hay không.

Nguồn dinh dưỡng phong phú

Đậu nành tự nhiên rất giàu protein và chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Chúng đồng thời cũng giàu chất béo thực vật, chất xơ và một số vitamin, khoáng chất quan trọng và các hợp chất thực vật có lợi.

Ảnh minh họa.

Ngoài hàm lượng vitamin và khoáng chất, đậu nành còn có polyphenol, một loại chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại tổn thương tế bào và các tình trạng như bệnh tim...

Dưới đây là những lợi ích mà đậu nành mang lại

Giảm lượng cholesterol

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu thực phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).

Một đánh giá gần đây cho thấy rằng tiêu thụ trung bình 25 gam protein đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm mức cholesterol toàn phần. Những người có các yếu tố nguy cơ về bệnh tim, chẳng hạn như cholesterol cao, béo phì hoặc tiểu đường loại 2, được khuyến khích nên sử dụng nhiều đậu nành hơn.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

 

Chế độ ăn giàu các loại đậu, bao gồm cả đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Isoflavone trong đậu nành có thể giúp giảm viêm trong mạch máu và cải thiện độ đàn hồi của chúng - hai yếu tố được cho là để bảo vệ sức khỏe trái tim.

Một đánh giá gần đây cho biết thêm chế độ ăn giàu đậu nành giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim thấp hơn 20% và 16%. Nghiên cứu bổ sung cho thấy rằng chế độ ăn giàu thực phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim lên đến 15%.

Đậu nành - một trong thực phẩm gây ra nhiều tranh cãi nhất: Chúng có thật sự tốt cho sức khỏe? - Ảnh 2.

Giảm huyết áp

Đậu nành và các loại thực phẩm làm từ chúng thường rất giàu arginine, một loại axit amin được cho là giúp điều chỉnh mức huyết áp. Chúng cũng rất giàu isoflavone, một hợp chất khác được cho là mang lại lợi ích giảm huyết áp.

 

Trong một nghiên cứu, ăn 1/2 cốc (43 gram) hạt đậu nành mỗi ngày được phát hiện làm giảm huyết áp tâm trương (con số dưới cùng của kết quả đo huyết áp) khoảng 8% ở một số người, nhưng không phải tất cả phụ nữ.

Có thể làm giảm lượng đường trong máu

Một đánh giá bao gồm 17 nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên cho thấy isoflavone đậu nành có thể giúp giảm lượng đường trong máu và mức insulin ở phụ nữ mãn kinh.

Isoflavones trong đậu nành cũng có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin, một tình trạng mà tế bào không còn phản ứng với insulin bình thường. Theo thời gian, kháng insulin có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Cải thiện khả năng sinh sản

 

Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn chế độ ăn giàu đậu nành có thể được cải thiện khả năng sinh sản. Những phụ nữ bổ sung nhiều isoflavone đậu nành có khả năng sinh con cao hơn 1,3–1,8 lần so với những phụ nữ còn lại.

Trong một nghiên cứu khác, thực phẩm từ đậu nành được phát hiện có khả năng bảo vệ chống lại tác động của bisphenol A, một hợp chất có trong một số loại nhựa được cho là làm giảm khả năng sinh sản.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Đậu nành rất giàu isoflavone, một nhóm hợp chất còn được gọi là phytoestrogen, hoặc estrogen thực vật, do khả năng liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể.

Bằng cách liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể, isoflavone trong đậu nành được cho là có thể giúp giảm phần nào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này. Isoflavones trong đậu nành cũng có thể giúp giảm mệt mỏi, đau khớp, trầm cảm, cáu kỉnh, lo lắng trong giai đoạn tiền mãn kinh.

 

Đậu nành - một trong thực phẩm gây ra nhiều tranh cãi nhất: Chúng có thật sự tốt cho sức khỏe? - Ảnh 3.

Giảm nguy cơ ung thư vú

Một đánh giá gần đây cho thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều đậu nành trước khi được chẩn đoán ung thư có thể giảm 16% nguy cơ tử vong vì tình trạng này so với những phụ nữ ăn ít đậu nành.

Ăn nhiều đậu nành cũng có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh lên đến 28%. Mặt khác, một nghiên cứu khác cho thấy rằng cả phụ nữ tiền và sau mãn kinh ăn chế độ ăn giàu đậu nành có thể giảm 27% nguy cơ ung thư.

Có thể giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác

Chế độ ăn giàu đậu nành cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác . Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nhiều isoflavone đậu nành có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung khoảng 19% .

 

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khám phá ra sử dụng đậu nành có thể giảm 7% nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và giảm 8–12% nguy cơ ung thư ruột kết và đại trực tràng, đặc biệt là ở phụ nữ.

Ngoài ra, nó cũng có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Tại sao một số người lo ngại về đậu nành?

Một số người lo lắng về việc sử dụng đậu nành do những lý do sau đây:

Nguy cơ ung thư: Một số người tin rằng isoflavone trong đậu nành có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu không tìm thấy tác động tiêu cực này. Trong một số trường hợp, chúng thậm chí có thể chống lại một số bệnh ung thư như đã nêu trên.

Chức năng tuyến giáp: Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và động vật cho thấy một số hợp chất được tìm thấy trong đậu nành có thể làm giảm chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, số liệu trong các nghiên cứu này chưa đủ lớn và thuyết phục.

 

Tác dụng "nữ hóa" nam giới: Một số lo lắng rằng isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm sản xuất nội tiết tố nam testosterone. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa chúng không thực sự rõ ràng.

Nguy hiểm cho trẻ sơ sinh: Một số cho rằng sữa công thức từ đậu nành có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của não, tình dục, tuyến giáp hoặc hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường không thấy bất kỳ tác động tiêu cực lâu dài nào của sữa công thức đậu nành đối với trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh.

GMO: Đậu nành thường được cho là nguyên nhân của biến đổi gen (GMO). Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn nghiên cứu thêm về tác dụng này của đậu nành đối với sức khỏe.

Không thể phủ nhận những mối lo ngại này là không có cơ sở, nhưng rất ít trong số chúng được hỗ trợ bởi khoa học hợp lý. Hơn nữa, khi các tác động tiêu cực được phát hiện, người tham gia khảo sát thường tiêu thụ một lượng rất lớn.

Ví dụ, những người đàn ông đã gặp vấn đề "nữ hóa" đã tiêu thụ lượng đậu nành lớn hơn tới 9 lần so với lượng tiêu thụ trung bình của những người đàn ông có chế độ ăn giàu đậu nành thông thường.

 

Không phải tất cả các loại thực phẩm làm từ đậu nành đều giống nhau

Điều đáng nói là không phải tất cả các loại thực phẩm từ đậu nành đều bổ dưỡng hoặc có lợi như nhau.

Đậu nành - một trong thực phẩm gây ra nhiều tranh cãi nhất: Chúng có thật sự tốt cho sức khỏe? - Ảnh 4.

Nói chung, thực phẩm đậu nành càng ít chế biến thì càng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi. Mặt khác, thực phẩm đậu nành càng được chế biến kỹ càng thì càng có nhiều muối, đường, chất béo và các chất phụ gia và chất phụ gia không cần thiết.

Kết luận

Hiện tại, một số mối lo ngại là có cơ sở. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để có những kết luận rõ rệt. Đồng thời, chúng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà đậu nành mang lại.

 

Vì vậy, hãy bổ sung một lượng vừa đủ đậu nành, ưu tiên các sản phẩm qua ít công đoạn chế biến cho chế độ ăn hàng ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm