Những vấn đề sức khỏe khiến nỗ lực giảm cân của bạn trở thành công cốc
Tác hại khôn lường khi lạm dụng thuốc giảm cân / Những cách giảm cân phản khoa học, thậm chí còn gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng
Rất nhiều người thường tự hỏi rằng, họ đã rất cố gắng kiểm soát việc ăn uống và tập luyện đều đặn nhưng cân nặng vẫn không có dấu hiệu thay đổi. Trên thực tế, không phải cứ ăn nhiều hay lười vận động mới dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân. Bởi nguyên nhân khiến nỗ lực giảm cân của bạn trở thành công cốc có thể là do một trong những vấn đề sức khỏe dưới đây.
Tiểu đường loại 2
Bệnh tiểu đường loại 2 xuất phát từ quá trình rối loạn hấp thụ insulin trong cơ thể. Do đó, nó cũng trở thành một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể kiểm soát được cân nặng của mình. Đáng lo hơn, bệnh này thường có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Chính vì vậy, bạn nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời và kiểm soát bệnh từ sớm.
Gặp căng thẳng, lo âu quá mức
Những người luôn xoay vòng vòng trong hàng tá công việc mỗi ngày thường có nồng độ hormone cortisol trong cơ thể rất cao. Cortisol là một hormone được sản xuất từ các tuyến thượng thận, chịu trách kiểm soát sự trao đổi carbs và tham gia vào phản ứng stress.
Nếu cơ thể bạn dư thừa cortisol thì nó sẽ làm tăng lượngadrenaline trong cơ thể. Lúc này, cortisol sẽ chuyển hóa năng lượng thành chất béo và lưu trữ nó trong cơ thể, từ đó khiến bạn tăng cân, dư thừa nhiều mỡ.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Khi bạn thấy mình tăng cân mất kiểm soát, đi kèm với đó là tình trạng kinh nguyệt thất thường hàng tháng và thường xuyên bị đau nửa đầu thì nguyên nhân có thể là do bạn đã mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này có thể gây mất cân bằng hormone và khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên thay đổi chế độ ăn, tập luyện thường xuyên và tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị cụ thể.
Hội chứng Cushing
Ngoài hội chứng buồng trứng đa nang thì hội chứng Cushing cũng là một chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng tới số cân nặng của bạn. Những người mắc hội chứng này thường có vùng mỡ ở bụng rất lớn, phần cổ, hay chân tay cũng phình to hơn người bình thường. Trong trường hợp thấy cơ thể sưng phù khác lạ, bạn nên nhanh chóng đi khám để tìm cách khắc phục bệnh sớm.
Suy giảm chức năng tuyến giáp
Tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng của bạn. Khi cơ thể thiếu hormone tuyến giáp, quá trình trao đổi chất sẽ bị đình trệ và khiến bạn khó giảm cân. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đi kèm với đó là các dấu hiệu như khô da, móng tay dễ gãy, tóc rụng nhiều, hay bị buồn nôn, táo bón... thì nguyên nhân có thể là do bạn đang bị suy giáp. Khi gặp phải những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chữa trị sớm bạn nhé!
Có khối u ở tuyến yên
U tiết prolactin (prolactinoma) là một loại u tuyến yên lành tính ở não, có thể làm sản sinh nhiều hormone prolactin. Khi bạn dư thừa quá nhiều loại hormone này, mỡ thừa sẽ dễ tích tụ lại ở phần ngực và vai. Vì vậy, ngay khi thấy có sự thay đổi lớn ở cả hai vùng này, đi kèm với triệu chứng suy giảm thị lực, đau đầu... thì bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ nội tiết để được chữa trị kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết