Đời sống

Ninh Bình: Nuôi lợn rừng chỉ cho ăn cây chuối, rau muống, kiếm nửa tỷ/năm

Là một trong những người đầu tiên đưa lợn rừng về vùng nông thôn ven biển nuôi và làm giàu từ nuôi lợn rừng, anh Nguyễn Văn Toản (45 tuổi, ở xóm 14, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) được nhiều người dân trong vùng nể phục.

Quảng Nam: Nuôi heo mọi, bán dễ như ăn kẹo, thu 300 triệu đồng / Thanh Hóa: Nuôi con 'sinh tinh' như nuôi bò, bán 2 triệu 1 lạng nhung

Nhanh nhẹn, chịu khó, ham học hỏi... đó là những cảm nhận đầu tiên của phóng viên khi mới tiếp xúc với anh Toản. Vừa dẫn phóng viên đi thăm quan mô hình, anh Toản kể lại câu chuyện bén duyên với con lợn rừng này.

Anh kể, trước khi đến với con lợn rừng, gia đình anh từng làm nhiều nghề, trồng nhiều loại cây con khác nhau nhưng không cho hiệu quả kinh tế cao. Trong một lần tình cờ biết đến mô hình nuôi lợn rừng và anh nhận thấy con lợn rừng này cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Mặt khác, nuôi lợn rừng không tốn tiền thức ăn do tận dụng được lợi thế tự nhiên và nguồn thức ăn sẵn. Sau đó, anh quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại và mua lợn giống về nuôi thử. Dù mới đưa vào nuôi thử nhưng đàn lợn phát triển khá tốt và bắt đầu cho hiệu quả kinh tế.

nuoi lon rung chi cho an cay chuoi, rau muong, kiem nua ty/nam hinh anh 1

Nhờ nuôi lợn rừng mà gia đình anh Nguyễn Văn Toản có thu nhập lên đến 500 triệu đồng/năm.

Khởi nghiệp từ 10 con lợn rừng làm vốn, nhận thấy con lợn này cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục mở rộng mô hình. Sau hơn 4 năm, đến nay quy mô chăn nuôi lợn rừng của gia đình anh Toản đã lên tới hơn 500 con. Trong đó, lợn nái đẻ luôn duy trì trêm 60 con và hàng trăm con lợn rừng thịt thương phẩm khác.

Với đàn lợn rừng lên đến hơn 500 con, trung bình mỗi năm anh Nguyễn Văn Toản cung cấp ra thị trường khoảng hơn 300 con lợn giống, loại từ 7-10kg với giá 1 triệu đồng/con và gần 400 con lợn thịt, loại từ 30-40kg/con với giá trung bình 4 triệu đồng/con. Sau khi trừ hết chi phí mỗi năm gia đình anh Toản có lãi hơn 500 triệu.

Anh Nguyễn Văn Toản chia sẻ về kỹ thuật nuôi lợn rừng, kinh nghiệm nuôi lợn rừng, mô hình nuôi lợn rừng của gia đình hoàn toàn theo mô hình khép kín. Điều khác biệt, đó là hệ thống chuồng phải được xây đúng kỹ thuật theo bản vẽ được hướng dẫn từ các chuyên gia. Ngoài khu chuồng có mái che cần thêm một sân phơi quây bằng lưới sắt B40, tạo cho lợn rừng tiếp xúc với tự nhiên và ánh nắng ngoài trời.

nuoi lon rung chi cho an cay chuoi, rau muong, kiem nua ty/nam hinh anh 2

Trung bình mỗi năm trang trại của anh Toản bán ra hơn 300 con lợn rừng giống.

 

Lợn được nuôi theo phương thức bán chăn thả, thức ăn của lợn rừng dễ kiếm nên chi phí chăn nuôi thấp. Thức ăn chủ yếu là cây chuối và rau muống. Điều quan trọng nhất trong việc nuôi lợn rừng là hệ thống chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, sân đất rộng, có rãnh nước sạch để lợn tắm... phù hợp với thói quen ăn ở của chúng.

Thịt lợn rừng thơm ngon rất đặc trưng, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Chi phí đầu tư nuôi lợn rừng không lớn, tiêu tốn ít thức ăn, thời gian nuôi ngắn, sinh sản tốt… nên dễ nuôi.

“Gia đình tôi chủ yếu cho lợn ăn cây chuối, rau muống tự trồng trong vườn nhà và cũng bổ sung thêm các loại cám tự nhiên như: cám gạo, cám ngô..... nên thịt lợn luôn thơm ngon, mà chi phí thức ăn lại không đáng kể. Nhiều lúc gia đình không có lợn để bán”, anh Toản chia sẻ.

nuoi lon rung chi cho an cay chuoi, rau muong, kiem nua ty/nam hinh anh 3

Chỉ cho lợn ăn cây chuối và rau muống mà có thu nhập hàng nửa tỷ đồng.

 

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi lợn rừng, anh Toản cho hay, dù lợn rừng là loài hoang dã, ít dịch bệnh, dễ song chúng lại mắc bệnh tiêu chảy rất khó kiểm soát và chủ yếu bị ở lợn giống. “Để kiểm soát bệnh tiêu chảy ở lợn, bà con cần chú ý khi lợn mẹ đang trong quá trình mang thai, nuôi con không cho tắm. Lợn con sinh ra cần lót rơm cho lợn con nằm.

Đặc biệt là giai đoạn lợn còn nhỏ không nên tắm, hạn chế tối đa rửa chuồng, luôn giữ chuồng được khô ráo. Khi phát hiện lợn có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy cần nhanh chóng bổ sung lá khổ sâm, lá ổi, nhọ nồi, phèn đen… vào khẩu phần ăn hàng ngày để chữa trị cho đàn lợn tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra”, anh Toản tiết lộ.

1
Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm