Nổi gân xanh bất thường ở 3 vùng này cảnh báo bệnh tim hoặc có khối u trong người
5 thực phẩm cải thiện “chuyện ấy”, nhất là loại thứ 2 càng ăn càng khỏe / Ai cũng nghĩ nước đỗ đen chỉ có lợi không hại, nhưng uống theo cách này phản tác dụng, gây bệnh
Chúng ta ai cũng có đường gân xanh ở tay hoặc chân nhưng thường thì trông nó hoàn toàn bình thường và ít ai quan tâm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những đường gân xanh trông rất đáng sợ, có thể là cảnh báo của bệnh tật.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân xuất hiện gân xanh trên cơ thể
Gân xanh không phải đường gân mà chính là tĩnh mạch nông nằm sát da, có chức năng vận chuyển máu từ các cơ quan về tim. Máu tĩnh mạch có màu xanh tím trên bề mặt cơ thể nên được gọi là gân xanh.
Theo y học cổ truyền thì gân xanh là biểu hiện của khí trệ huyết ứ, nhưng y học hiện đại cho rằng gân xanh là bình thường.
Đối tượng nào dễ nổi gân xanh:
Nổi gân xanh do màu da nhạt
Những người có làn da trắng sẽ dễ nhìn thấy gân xanh hơn so với những người da đen. Bên cạnh đó, da dày hay mỏng cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt.
Khi chúng ta già đi, các lớp chất béo dưới da trở nên mỏng hơn nên người cao tuổi thường có gân xanh nổi rõ trên cánh tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể.
Nổi gân xanh do quá gầy
Những người gầy yếu, lượng chất béo trong cơ thể ít nên lớp mỡ dưới da mỏng, không che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh nên vì thế chúng trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn.
Nổi gân xanh khi vận động mạnh
Khi vận động luyện tập, cơ bắp của bạn hoạt động bằng cách phồng lên và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt làn da gây hiện tượng nổi gân xanh. Sau khi kết thúc tập luyện, cơ bắp của bạn giãn ra và tĩnh mạch lại trở về vị trí cũ và mờ dần đi.
Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai
Để nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu của một người mang thai thường cao hơn so với phụ nữ bình thường nên hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn.
Trong khi mang thai, bạn đột nhiên nhìn thấy những gân xanh nổi lên cũng đừng quá lo lắng, chúng thường sẽ biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, nổi gân xanh cũng có thể là bệnh lý. Nếu đường gân xanh nổi to bất thường ở những vị trí này thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh tật.
Đường gân chân ngoằn nghoèo như giun
Những người khi ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch chân, khiến thành tĩnh mạch giãn, phình ra gây hiện tượng nổi gân xanh như giun đất. Có thể kèm theo sưng và đau được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Nếu để lâu có thể bị viêm tĩnh mạch, xơ cứng biểu bì, huyết khối tĩnh mạch.
Đường gân xanh ở bụng
Đường gân xanh nổi chằng chịt ở bụng rất nguy hiểm, dấu hiệu này cảnh báo bạn bị xơ gan hoặc u ác tính chèn vào các cơ quan, các tĩnh mạch vùng bụng sẽ bị tắc nghẽn, khiến các tĩnh mạch nông ở bụng sưng lên, xuất hiện các đường gân xanh dày và thẳng.
Thông thường, người khỏe mạnh sẽ không bị nổi gân xanh ở bụng, nếu thấy bạn cần đi khám ngay lập tức.
Nổi gân xanh vùng cổ
Khi bạn bị gân xanh nổi lồi lên ở vùng cổ, báo hiệu 2 tình huống: Chức năng tim có vấn đề, đa phần mắc các bệnh tim phổi; Tình huống khác là đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim, cần phải chú ý đi khám chữa bệnh ngay.
Nếu thấy dấu hiệu này bạn cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người