Nông dân thấp thỏm vì quýt đường rớt giá
Đưa gái xinh đi du hí cả tuần mới phát hiện bí mật đáng ngại / Đại gia Nam Định tiết lộ bí mật khó tin tạo nên 'báu vật' chục tỷ
Gia đình chị Oanh vẫn đang chờ giá từng ngày mong gỡ gạc thêm được chừng nào hay chừng đó. Ảnh: Hoàng Giáp.
Chị Nguyễn Thị Oanh (ngụ ấp 8, xã Tân Thành) trồng 2 ha trồng quýt đường, mỗi năm có thể thu về tới 25 - 30 tấn trái. Với giá dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg như mọi năm, thì gia đình chị Oanh có lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Nhưng vụ năm nay, sản lượng trái giảm chỉ còn 2/3 so với mọi năm. Dù vườn quýt đã chín, trái to và đẹp, nhưng giá thấp nên chị Oanh đánh liều chờ giá.
Chị Oanh chia sẻ: “Năm nay giá cả xuống thấp, thương lái mua xô chỉ 7.000 - 8.000 đồng/kg. Loại 1 cũng chỉ được 12.000 đồng/kg. Giá thấp quá gia đình không dám bán. Giờ bán sẽ không đủ tiền chi phí chăm sóc. Nên bắt buộc phải chờ giá lên được tý nào thì hay tý đó”.
Cung vượt cầu
Không chỉ người dân tại xã Tân Thành mà các nhà vườn trồng quýt khác trên địa bàn TX.Đồng Xoài cũng lâm vào cảnh điêu đứng vì giá cả xuống thấp. Ông Phạm Ngọc Thâu (ngụ P.Tiến Thành, TX Đồng Xoài) trồng 3 ha quýt đường từ 5 đến 10 năm tuổi. Những năm trước, vườn quýt của ông Thâu có thể thu từ 25 - 35 tấn trái. Thương lái từ Hà Nội đánh xe vào tận vườn thu mua với giá bình quân từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, mang về lợi nhuận cả tỉ đồng. Nhưng năm nay giá cả xuống thấp cộng với vườn quýt bị bệnh nấm khiến quýt bị vàng cuống, chín sớm khiến năng suất giảm xuống còn 1/3 so với mọi năm.
Ông Thâu buồn rầu: “Đầu tư cả vườn 3 ha mất hết 400 - 500 triệu đồng mỗi năm mà giá cả, năng suất cứ như thế này gia đình ước lỗ vài trăm triệu đồng. Quýt rụng đầy gốc không bán được phải thuê người nhặt để chôn lấp tránh nguồn bệnh phát sinh vụ sau. Chỉ mong năm sau giá cả, năng suất tốt hơn để gia đình gỡ gạc lại vốn đầu tư”.
Một số vườn bỏ không chăm sóc mặc cho quýt rụng vàng gốc. Ảnh: Hoàng Giáp.
“Trước kia chỉ có xã Tân Thành trồng nhiều loại quýt đường nhưng do lợi nhuận cao từ loại trái cây này nên nhiều xã, phường khác trong thị xã và các huyện, thị xã khác trong tỉnh cũng đã phát triển nhiều diện tích quýt đường khiến cung vượt cầu. Trong khi đó việc tiêu thụ sản phẩm các thương lái tự thỏa thuận với các nhà vườn, tự lựa chọn đầu ra chứ không có đơn vị nào nhận bao tiêu đầu ra, khiến người trồng quýt lao đao”, ông Hồng lý giải.
Với giá bán hiện nay, các nhà vườn cho rằng thu không đủ bù chi phí. Đặc biệt những vườn quýt mới cho trái năm đầu tiên có thể bắt gặp tại xã Tân Thành người nông dân đã bỏ không, không chăm sóc khiến quýt rụng đầy gốc. Những năm trước, quýt đường là loại cây mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân, được nhiều hộ chọn là cây trồng bền vững. Nay giá thành thu mua của quýt đường giảm như hiện nay khiến cho các hộ nông dân lo lắng trong việc đầu tư trong thời gian tiếp theo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn