Nước mía tốt nhưng sẽ cực độc hại nếu mắc phải 4 sai lầm sau đây
Những cách sử dụng rau xanh vô cùng sai lầm, cần loại bỏ ngay / Sai lầm khi ăn hành tây khiến mất sạch dinh dưỡng, dễ gây hại sức khỏe
Người muốn giảm cân tốt nhất nên nói không với nước mía
Rất ít người nghĩ đến tác hại của nước mía vì đây vẫn được coi là thực phẩm cực tốt cho sức khỏe. Nước mía cung cấp năng lượng cho cơ thể và cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật như: tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sỏi thận, chữa bệnh vàng da, cung cấp dưỡng chất chống oxy hóa và giúp tránh xa các bệnh như viêm họng, cảm lạnh cảm cúm…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do là thức uống siêu ngọt nên nước mía lại tối kỵ đối với những đối tượng như: người già, trẻ em dưới 4 tuổi, người thừa cân béo phì, đặc biệt người bị bệnh tiểu đường.
Đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.
4 không khi dùng nước mía
Nước mía để lâu tốt nhất không nên dùng
Không uống nước mía để lâu
Nước mía là thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
Ngoài ra, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, chỉ nên uống nước mía mới ép, còn nước để lâu tốt nhất không nên dùng.
Không uống khi đang dùng thuốc
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Không uống khi muốn giảm cân
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân và người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.
Không dùng nhiều khi mang thai
Để giảm cảm giác nghén, nhiều bà bầu thường chọn mía làm món ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thông gia vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức sai giúp việc lau nhà vì "bẩn," tôi xách đồ bỏ đi và để lại một câu nói khiến bà tức tím mặt
Chồng cũ đòi lại nhà sau 5 năm ly hôn: Hành động bất ngờ khiến tôi vừa giận vừa lo sợ
“Sai lầm vì cưới vợ nghèo”: Câu nói khiến cả nhà bùng nổ trong bữa cơm tối
Tục ngữ có câu: 'Nam không thể vượt quá tám, nữ không thể vượt quá bảy', người xưa kết luận rằng thời kỳ tốt nhất để các cặp vợ chồng có con là đây!
Phát hiện bình nóng lạnh có 4 dấu hiệu này phải ngưng dùng ngay lập tức kẻo gây cháy nổ nguy hiểm
Loài cá không xương, giàu đạm, omega 3, chỉ xuất hiện 1 lần trên sông Đà, thấy ngoài chợ nên mua ngay