Nước râu ngô là "thần dược giải độc", uống theo đúng cách này sẽ "bổ toàn thân"
Tại sao những người yêu nhau lại thường xuyên gây "chiến tranh"? / Em dâu gọi điện khóc nức nở: "Chị ơi, cứu em", tôi vội vã chạy xe đến rồi "sửng sốt" khi thấy cảnh em trai ném hết đồ của vợ ra sân
Công dụng tuyệt vời của nước râu ngô
Hỗ trợ giảm cân
Nước râu ngô chứa lượng calo thấp lại có tác dụng lợi tiểu nên có thể hỗ trợ tốt cho những người đang muốn giảm cân. Uống nước râu ngô còn cải thiện quá trình trao đổi chất và thải độc cơ thể.
Chống oxy hóa
Nước râu ngô chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C… và các vi chất ở dạng tự nhiên. Các chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể
Trong nước râu ngô có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thế, tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Râu ngô chứa các chất có tính kháng khuẩn, sát khuẩn tự nhiên. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như phát ban, nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, vết xước và các vết cắt nhỏ.
Ảnh minh họa
Trị chứng xuất huyết
Râu ngô chứa vitamin K- một chất có tác dụng kiểm soát chảy máu, đặc biệt là trong trường hợp phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các thai phụ không được tự ý sử dụng nước râu ngô mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
Trị bệnh đường tiết niệu, sỏi thận
Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, niệu quản thường xuyên sử dụng nước râu ngô có thể làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat.
Bên cạnh đó, loại nước này còn giúp ngăn chặn chứng đi tiểu dắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt.
Lưu ý khi uống nước râu ngô
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam đưa ra một số điểm lưu ý khi uống nước râu ngô mà mọi người nên biết:
Râu ngô tươi tốt hơn râu ngô đã được phơi khô bởi nó chứa nhiều dưỡng chất hơn.
Nếu đang sử dụng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô.
Không dùng râu ngô liên tục trong một thời gian dài. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải.
Phụ nữ mang thai chỉ nên uống nước râu ngô 2 lần/tuần để tránh tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối, thai phụ. Những thai phụ được chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Ảnh minh họa
Những người nên hạn chế uống nước râu ngô
Râu ngô là vị thuốc dân gian phổ biến được sử dụng trong dân gian giúp lợi tiểu và giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều loại nước này sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, đặc biệt phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ dễ bị đau bụng.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên cho uống quá nhiều nước râu ngô hoặc dùng thay nước lọc. Bởi uống quá nhiều sẽ làm cơ thể trẻ bị mất cân bằng điện giải, kém hấp thu vi chất.
Với những người bị máu đông tuyệt đối không nên dùng bởi râu ngô có tác dụng cầm máu. Người mắc bệnh tim đang uống thuốc chống đông máu cũng không nên sử dụng loại nước ngày.
Người cao tuổi bị mỡ máu cũng hạn chế uống.
Chỉ nên dùng nước râu ngô vào buổi sáng hoặc trưa bởi nó có tác dụng lợi tiểu, uống vào buổi tối có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ vì phải đi tiểu nhiều ban đêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc