Đời sống

Phần thịt gà nhiều người thích được ví "độc như thạch tín", gà càng nuôi lâu càng độc, thực hư thế nào?

Bạn đã bao giờ nghe câu nói “đầu gà mười năm độc như thạch tín, mào gà càng già thì càng độc” chưa?

Bà mẹ U45 thường bị nhầm là thiếu nữ 20 nhờ chăm chỉ thực hiện một thói quen trong suốt hơn 30 năm / Loại "rau" ít chất xơ, người gầy ăn thì béo, người béo ăn thì gầy, điểm khác biệt nằm ở điều này

Có người thích ăn cánh gà, có người thích ăn chân gà, có người chỉ thích ăn đầu gà. Có nhiều cách nấu đầu gà như om,nướng, rán,...Dù sử dụng phương pháp nào cũng đều có thể phát huy tối đa độ ngon của đầu gà. Nhưng người xưa lại có câu nói "ăn đầu gà 10 năm độc như thạch tín", liệu điều này có chính xác?

Tại sao nói ăn đầu gà 10 năm độc như thạch tín?

Giả thuyết cho rằng đầu gà không ăn được có lẽ bắt nguồn từ thời Bắc Tống, câu nói này xuất phát từ một câu truyện ngắn. Theo truyền thuyết, có một ngư dân ra khơi đánh cá nhưng lại gặp bão. May mắn thay, con thuyền nhỏ của anh không bị lật hay hư hại mà vẫn trụ vững trước cơn bão một cách kỳ diệu.

Sau đó, người đánh cá lại gặp may khi thu được mẻ cá lớn và trở về nhà. Người vợ thấy chồng bình an về nhà còn kéo theo thành quả lớn nên rất vui mừng liền giết con gà trống già nuôi 10 năm ở nhà. Chẳng ngờ người chồng sau khi ăn xong lại đột ngột qua đời, người dân xung quanh mới đồn đoán rằng do người đàn ông ăn đầu gà già 10 năm chứa nhiều chất độc nên mới chết.

Rất khó để kiểm chứng xem câu chuyện kịch tính này có phải sự thật hay không, nhưng câu nói "ăn đầu gà 10 năm độc như thạch tín" đã được lan truyền khiến nhiều người lo sợ việc ăn đầu gà sẽ có hại cho sức khỏe.

Phần thịt gà nhiều người thích được ví "độc như thạch tín", gà càng nuôi lâu càng độc, thực hư thế nào? - 1

Câu nói rằng "ăn đầu gà 10 năm độc như thạch tín" bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian. (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, nhiều người cho rằng ở đầu và cổ gà cócác mô bạch huyết, đây là cơ quan giải độc và miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, các chất có hại do quá trình trao đổi chất của gà tạo ra sẽ được lưu trữ ở nơi này. Bất kể bộ phận nào trên cơ thể bị nhiễm viêm, nhiễm virus thì nơi này cũng sẽ bị viêm. Vì thế nhiều người cho rằng đầu gà không thể ăn được.

Tuy nhiên, đó chỉ là giả thiết còn thực tế đầu gà có độc hay không?

Đầu gà có độc không?

Ngày nay, khi khoa học công nghệ tương đối phát triển thì vấn đề này đã được giải thích. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp hiện đại để phát hiện các thành phần hóa học trong phần mào gà và đầu gà ở các độ tuổi khác nhau. Họ kết luận rằng các thành phần trong đầu và mào gà không khác so với các bộ phận khác của gàvà các thành phần trong đó cũng không thay đổi theo độ tuổi của gà.

Về vấn đề hạch bạch huyết, quả thực có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và không nên ăn. Tuy nhiên, bất cứ con gà nào trước khi trở thành món ăn đều đã được xử lý kỹ, phần hạch bạch huyết sẽ được loại bỏ. Do đó, mọi người không cần quá lo lắng về điều này.

 

Phần thịt gà nhiều người thích được ví "độc như thạch tín", gà càng nuôi lâu càng độc, thực hư thế nào? - 2

Các nhà khoa học cho biết đầu gà không có chất độc hại như nhiều người đồn đại. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, để người dân yên tâm hơn về an toàn thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Sản phẩm Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Chiết Giang (Trung Quốc) đã tiến hành khảo sát. Họ chọn đầu gà từ cùng một trang trại chăn nuôi với những con gà từ6 tháng đến 2 tuổi và đầu gà từ những con gà bản địa được nuôi ở vùng nông thôn hơn một năm.

Sau đó,hàm lượng của 5 kim loại nặng chính làthủy ngân, chì, asen, crom và cadmium lần lượt được kiểm tra và so sánh với quy định giới hạn ô nhiễm kim loại nặng do Bộ Y tế ban hành. Kết quả cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đầu gà 2 tuổi không khác nhiều so với đầu gà 6 tháng tuổi, thậm chí có khi còn thấp hơn đầu gà 6 tháng tuổi.

Lu Lizhi, chuyên gia của Viện Khoa học Nông nghiệp, cũng cho biết ngay cả khi động vậtđược nuôi thêm 5 năm nữa, kim loại nặng sẽ không vượt quá tiêu chuẩn và tuân thủ các quy định quốc gia.

 

Đầu gà không độc nhưng có 1 điểm cần chú ý

Mặc dù đầu gà đã được minh oan nhưng các nhà khoa học có một phát hiện khác đó là so với các bộ phận khác của con gà, trong mào gà có hàm lượng cholesterol cao hơn.

Phần thịt gà nhiều người thích được ví "độc như thạch tín", gà càng nuôi lâu càng độc, thực hư thế nào? - 3

Phần mào ở đầu gà có hàm lượng cholesterol cao hơn các bộ phận khác, không nên ăn nhiều. (Ảnh minh họa)

Trong thời đại hiện đại, nơi mức sống ngày càng tăng lên, con người tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn nhu cầu của cơ thể và các chỉ số cơ thể con người đang ở mức quá cao. Cholesterol có thể nói là sát thủ lớn đối với sức khỏe con người, lượng cholesterol trong đầu gà tuy không phải quá cao nhưng nếu ăn quá nhiều và thường xuyên cũng có thể dẫn tới làm tăng cholesterol.

 

Do đó, dù đầu gà không độc hại, không gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe con người nhưng lượng cholesterol chứa trong nó là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các bệnh về tim mạch, mạch máu não và cao huyết áp.Vì vậy, đầu gà vẫn có thể ăn nhưng cần kiểm soát lượng ăn, không ăn quá nhiều.

- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm