Đời sống

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ cần làm

Đái tháo đường hay còn được gọi là tiểu đường thai kỳ không hiếm gặp ở các mẹ bầu, tuy nhiên, nếu mẹ nắm vững những nguyên tắc sau thì hoàn toàn có thể phòng tránh, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Bổ sung đậu đỏ trong thai kỳ để đảm bảo sức đề kháng / Tiêu hóa tốt nhờ ăn chuối điều độ trong thai kỳ

“Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ” do Bộ Y Tế ban hành ghi nhận, khảo sát của các bệnh viện chuyên khoa sản trên toàn quốc, trong giai đoạn từ năm 2001-2004, tỉ lệ phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ vào khoảng 3%-4%, tuy nhiên đến năm 2017, tỉ lệ này đã tăng lên đến mức 20% trên tổng số thai phụ được khám tái các bệnh viện/cơ sở y tế chuyên khoa.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và cả thai nhi. Bệnh có thể khiến mẹ tăng huyết áp, gặp các bệnh lý mạch vành, bệnh lý võng mạc, làm tăng nguy cơ tiền sản giật…; với thai nhi, có thể gây cho con các bệnh lý hô hấp, hạ glucose huyết tương, dị tật bẩm sinh... Bộ Y Tế cũng cảnh báo, phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt sẽ làm tăng gấp 3 lần con sinh ra gặp những bất thường bẩm sinh.

Để phòng tránh tiểu đường thai kỳ, Bộ Y Tế hướng dẫn mẹ cần có một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ thành phần dinh dưỡng, luôn kiểm soát tăng cân trong thai kỳ, có chế độ vận động phù hợp, hạn chế ăn muối và tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.

Kiểm soát tăng cân

Khi mang thai, người Việt Nam thường cho rằng mẹ cần phải ăn nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Nhưng qua thời gian, khoa học chứng minh rằng quan niệm này không đúng. Không phải tất cả những gì mẹ ăn vào con đều có thể hấp thụ được. Bởi vậy mới có nhiều mẹ bị “quở” rằng “ăn chỉ vào mẹ chứ chẳng vào con”. Thực tế là, trong suốt thai kỳ, mẹ không chỉ cần kiểm soát sự tăng cân của mình mà còn cần kiểm soát chặt chẽ sự tăng cân của thai nhi. Chỉ số cân nặng của con cho biết tình trạng phát triển của con, qua đó, cũng phản ánh về tình trạng dinh dưỡng mà con được cung cấp.

https://lh5.googleusercontent.com/Xf2c61VRMG-kcG3AGutesowa04sv0Lx3lZ2avhbo_tNV66zgfXQJGASlMlqIaMht4Eo0wGXqctiaKFILAjKeM7kELIJ3U6yAUmUS50LlVrxsPs4IE04SOjJVLMuQxJIFjtFjYUA

Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9) mức tăng cân của người mẹ trong thai kỳ nên đạt là 10 – 12 kg

Chọn thực phẩm lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để kiểm soát tốt sự tăng cân trong thai kỳ và phòng tránh hiệu quả tiểu đường thai kỳ cũng như giúp con phát triển tối đa, chế độ ăn của mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, sử dụng thực phẩm lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý được hiểu là chế độ ăn có đảm bảo nguyên tắc đủ về lượng và đúng về chất các nhóm thực phẩm, đảm bảo đu và cân đối 4 nhóm chất thiết yếu. Giai đoạn mang thai, các bác sĩ thường khuyến nghị mẹ bổ sung sắt, axit folic (Vitamin B9), canxi và DHA. Bên cạnh việc chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, mẹ cũng nên sử dụng thực phẩm có nguồn gốc organic (hữu cơ) bởi chúng không chứa hoá chất độc hại trong quá trình nuôi trồng.

https://lh5.googleusercontent.com/nMdJakeXpiK7s90JX8DAO9DRPhOCTSbv0U0k0z2yywGvQPFAyX9FTcL5VZhWA4iIG92KGncGRA234pPQMaamlVUFZIU-edhYypUPSYuX-3vhFHiQmcm2dVe8Ne7uVNXAchf44BA

Mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh vì có nhiều chất xơ, hạn chế mức độ tăng glucose huyết tương sau ăn rất tốt. Nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Để tránh tiểu đường thai kỳ, lượng đường nạp vào cơ thể mẹ cần được hạn chế tối đa. Thay vì sử dụng đường thô, mẹ nên nạp đường từ trái cây (chọn những loại có lượng đường ít như việt quất, táo, chuối…). Với sữa, ngoài việc cần lựa chọn sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, mẹ cũng nên cân nhắc lựa chọn những loại sữa có nguồn gốc thiên nhiên, organic (hữu cơ) và khuyến khích lựa chọn sữa tươi không đường.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm