Đời sống

Phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng những thực phẩm này để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Chế độ ăn uống trong thai kỳ rất quan trọng bởi nó không chỉ tác động tới sản phụ mà còn cả thai nhi và cả quá trình trưởng thành sau này của trẻ.

Chanh leo - thức uống "vàng" tốt cho bà bầu / Tiểu đường thai kỳ bà bầu nên ăn gì để bảo vệ thai nhi, tránh mọi tác hại xấu?

Đối với phụ nữ, mang thai là quãng thời gian vừa kì diệu, hạnh phúc nhưng cũng vừa lo lắng, bỡ ngỡ, đặc biệt ở những người lần đầu làm mẹ.Thời điểm này quan trọng với cả sản phụ và thai nhi bởi nó tác động tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của cả hai. Vì thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ nên tất cả những gì sản phụ tiêu thụ đều có tác động tới em bé, nên bà mẹ cần thận trọng hơn trong chế độ ăn uống. Em bé có khoẻ mạnh, phát triển tốt hay không có một phần liên hệ trực tiếp với chế độ ăn uống của người mẹ.

Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp ngăn ngừa những tình trạng sức khoẻ bất lợi khác nhau xảy ra khi mang thai. Ví dụ như bổ sung axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Những nghiên cứu khác thực hiện trên các sản phụ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng đã phát hiện ra rằng các chất như sắt, iốt, protein, vitamin A, selen, axit béo chuỗi dài không no có nhiều nối đôi, kẽm và folate rất cần thiết cho sự phát triển của não và nhận thức chức năng thai nhi.

Một chế độ ăn uống giàu chất xơ từ rau củ và trái cây cùng với các loại cá đã được quan sát thấy có khả năng làm giảm nguy cơ sinh non và tiểu đường thai kỳ.Những lời khuyên về các món ăn nên tiêu thụ khi mang thai đã được đưa ra rất nhiều, tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có một số thực phẩm sản phụ tốt nhất nên tránh tiêu thụ, tiêu biểu nhất là 5 loại sau đây.

Caffeine

Ảnh minh họa.

Caffeine được tìm thấy trong trà, cà phê, ca cao, sô cô la và nước ngọt có ga. Khi tiêu thụ trong thai kỳ, caffeine có xu hướng tồn tại lâu trong cơ thể do hoạt động của men gan giảm. Sự gia tăng caffein do serotonin, adrenaline và dopamine gây cản trở lưu lượng máu trong nhau thai, đồng thời cản trở sự hỗ trợ dinh dưỡng xuyên bào thai cho thai nhi.

Caffeine và các chất chuyển hóa của nó có thể dễ dàng di chuyển vào trong nhau thai. Điều được nhận thấy qua việc hiện dấu vết của caffeine có trong nước tiểu, nước ối, dây rốn và huyết tương của thai nhi. Gan của thai nhi vẫn chưa phát triển nên việc bài tiết caffeine bị trì hoãn.

Trong một phân tích, người ta thấy rằng cứ 100 mg caffeine được tiêu thụ trong một ngày của thai kỳ, sẽ làm gia tăng 3% tương ứng về tỷ lệ trẻ bị cân nặng khi sinh thấp (viết tắt là LBW).

Trẻ LBW là trẻ có trọng lượng sơ sinh thấp hơn 2500 gram. LBW là một yếu tố được xác định rõ ràng là có nguy cơ khiến trẻ mắc các bệnh như béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi trưởng thành.

Rượu

 

Các tác dụng phụ của rượu sẽ kéo dài trong suốt cả thai kỳ. Thai nhi sẽ bị những ảnh hưởng vô cùng xấu đến sự phát triển của não bộ nếu tiếp xúc với rượu. Khi thai nhi tiếp xúc với rượu có thể phát triển một loạt các bất thường, được gọi chung là rối loạn phổ rượu ở thai nhi.

Phụ nữ mang thai được khuyến nghị không nên uống rượu trong giai đoạn quan trọng này. Một cuộc khảo sát được thực hiện trên 1500 phụ nữ đã thấy rằng 85% những người tham gia đã thay đổi mức tiêu thụ rượu sau khi được tìm hiểu về điều này. Quan tâm tới sức khỏe của thai nhi là lý do chính dẫn đến sự thay đổi ở những sản phu. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, “không có mức tiêu thụ rượu an toàn trong khi mang thai”, tức là sản phụ cần tuyệt đối không sử dụng rượu.

Rau mầm sống

Rau mầm sống phát triển trong môi trường ẩm ướt, đây là yếu tố cần thiết cho sự nảy mầm và cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Salmonella. Mặc dù Salmonella phát triển mạnh trong môi trường ẩm, thường được tìm thấy trong rau mầm sống, nhưng chúng lại rất khó để rửa sạch.

Bộ Y tế Canada và Cơ quan Y tế Công cộng Canada đã đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống để giúp sản phụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đang tăng lên. Theo hướng dẫn của các quan này, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng các loại đồ sống, bao gồm rau sống, trứng sống, các sản phẩm chưa được tiệt trùng, cá và thịt chưa nấu chín bởi nếu không được chế biến ở nhiệt độ thì thực phẩm chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra, uống nhiều nước và hạn chế các thực phẩm thường liên quan đến việc gây bệnh cũng là cách để bảo đảm sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

 

Thực phẩm chưa tiệt trùng

Cũng giống như thực phẩm sống, tiêu thụ các thực phẩm chưa được tiệt trùng trong thai kỳ có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Sữa chưa tiệt trùng, nước ép trái cây và phô mai rất dễ bị nhiễm vi khuẩn tại thời gian thu hoặc hoặc trong quá trình bảo quản.

Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa tươi là nguồn lây nhiễm vi khuẩn, có thể gây các mầm bệnh nguy hiểm khác nhau, như E. coli, Salmonella, Listeria,...

Sản phụ bị nhiễm khuẩn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Thông thường, phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm liên quan, cá hun khói, thịt nguội, phô mai mềm (tiệt trùng và không tiệt trùng), trứng sống và thực phẩm chưa chín như cá sống, sò, ốc,...

Đồ ăn vặt chế biến sẵn

 

Những loại đồ ăn vặt, thức ăn nhanh từ lâu đã được chứng minh là không hề tốt cho sức khoẻ con người. Dù thơm ngon, hấp dẫn nhưng trong thai kỳ, khi mà chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng thì đồ ăn vặt chế biến sẵn lại càng không tốt cho sức khoẻ sản phụ và thai. Chúng chứa một lượng rất lớn đường, chất béo bão hòa và natri, thậm chí nhiều loại còn được phân loại là ‘thực phẩm siêu chế biến’.

Những thực phẩm chế biến này thay vì có nhiều chất xơ, vitamin, ngũ cốc nguyên chất thì lại chứa đầy chất bảo quản, hương liệu nhân tạo và phẩm màu. Các chất này chắc không hề tốt cho một người phụ nữ đang mang thai.

Lựa chọn dinh dưỡng của mẹ khi mang thai sẽ quyết định sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Kích thước xương lớn hơn và mật độ khoáng xương, tức là dấu hiệu trẻ cao lớn, khoẻ mạnh, đã được tìm thấy trong các trường hợp sản phụ có chế độ ăn uống với một lượng lớn rau, trái cây, sữa chua, bánh mì, gạo và mì ống. Việc tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống cũng bao gồm hạn chế thức ăn nhanh, đường, bánh mì trắng, nước ngọt có ga, thực phẩm chế biến và đóng hộp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm