Đời sống

Thực đơn "vào con không vào mẹ", bà bầu chẳng lo thừa cân

Dưới đây là gợi ý chế độ dinh dưỡng khi mang thai để dưỡng chất tập trung vào con nhiều hơn mẹ.

Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe nhưng có thể là 'thuốc độc' với những bệnh này / Sáng ngủ dậy làm những việc này, cả đời không lo bệnh tật

Chiêu ăn uống vào con không vào mẹ

Giai đoạn 1 (3 tháng đầu)

Ở những tháng đầu thai kỳ, các bà mẹ không cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, sắt, kẽm… Trong đó, axit folic cần đảm bảo đủ dự phòng dị tật ống thần kinh và phân chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi. Mẹ nên bổ sung trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh…

Giai đoạn 2 (3 tháng giữa)

Từ tháng thứ 3-6, bé hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể. Đây là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác.

Để tốt cho con, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt. Mẹ vẫn uống thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp để phát triển thai nhi, ăn thực phẩm đa dạng nhưng hạn chế tinh bột và đồ ngọt. Các mẹ uống sữa bầu nên hạn chế loại quá ngọt khiến tăng cân nhanh.

Ảnh minh họa.

Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)

Từ tháng thứ 6-9, thai nhi phát triển về da thịt. Giai đoạn này, bé sẽ tăng cân nhiều nhất, các mẹ hãy bắt đầu ăn nhiều tinh bột và uống sữa. Mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ngày và uống 2-3 ly sữa. Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều trứng vịt lộn và lươn có nhiều chất để giúp bé có thể phát triển chỉ số cân nặng.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chú ý một số nguyên tắc ăn uống:

Chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn, khắc phục tình trạng nghén trong những tháng đầu và kiểm soát cân nặng trong những tháng tiếp theo.

Ăn khoai lang vào giữa và cuối thai kỳ: Muốn con tăng cân nhiều mà không vào mẹ,bà bầu có thể ăn 1-2 củ khoai lang vào buổi trưa. Cách này cũng giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón, tiểu đường và tốt cho trí não thai nhi.

Không lạm dụng nước dừa, nước mía: Những loại này gây tích nước và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ cạn ối thì có thể uống nước dừa nhưng chỉ 1-2 quả mỗi tuần, không

 

Uống sữa hạt: Các loại như sữa đậu nành, sữa óc chó hạnh nhân, sữa mè đen... nhiều dinh dưỡng, omega 3 cho thai nhi mà không gây tăng cân.

Uống đủ nước: Mỗi ngày 8 ly (khoảng 2-2,5l) và nên uống nước ấm, ngoài ra bổ sung thêm nước cam, bưởi, sinh tố bơ...

Ăn nhiều trái cây, rau củ luộc: Ngoài số lượng cho 3 bữa chính, có thể sử dụng rau củ, trái cây cho bữa phụ chống đói.

Tập thể dục nhẹ nhàng: Yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm