Đời sống

Phụ nữ mang thai có nên uống cà phê?

Uống cà phê là thói quen của nhiều người nhưng phụ nữ mang thai có nên sử dụng không thì không ít người thắc mắc đâu nhé.

Thực đơn cơm chiều: Thịt viên bọc trứng cút sốt cà chua, tim heo xào chua ngọt, canh cải thảo / 8 loại trà thảo mộc có thể ngăn trào ngược axit dạ dày

Caffeine là gì?

Phụ nữ mang thai có nên uống cà phê?

Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng cà phê. Nguồn ảnh: Internet

Caffeine là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, cà phê và cacao. Chúng hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi. Người chăn cừu Ethiopia là người đầu tiên phát hiện ra

chất kích thích này, anh đã nhận thấy năng lượng bổ sung mà nó mang lại cho dê của mình. Ngày nay, có đến hơn 3/4 dân số thế giới tiêu thụ một sản phẩm chứa caffeine mỗi ngày và con số này lên tới 90% đối với người trưởng thành ở Bắc Mỹ.

Caffeine là một chất màu trắng đắng, xuất hiện tự nhiên trong hơn 60 loại thực vật, bao gồm hạt cà phê, lá trà và vỏ cacao (được sử dụng để làm sô cô la). Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi caffeine vừa là phụ gia thực phẩm vừa là thuốc.

 

Các nguồn caffein phổ biến nhất cho hầu hết mọi người là cà phê, trà, soda và sô cô la. Lượng caffeine trong thực phẩm và đồ uống khác nhau. Đối với cà phê và trà, lượng caffeine mỗi cốc phụ thuộc vào nhãn hiệu, loại đậu hoặc lá được sử dụng, cách chế biến và độ dài của nó. Hầu hết các loại soda, không chỉ cola, có chứa caffeine. Đồ uống năng lượng đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là thanh thiếu niên và thanh niên. Hàm lượng caffeine trong những đồ uống này dao động từ 60 mg đến hơn 250 mg mỗi khẩu phần.

Phụ nữ mang thai có được uống cà phê không?

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất caffeine có chứa trong cà phê chính là nhân tố đào thải nước và canxi ra khỏi cơ thể, trong khi 2 chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, các nghiên cứu từng được công bố đều chỉ ra caffeine có trong cà phê có thể truyền qua nhau thai tới thai nhi và ảnh hưởng ít nhiều tới em bé.

Một số những ảnh hưởng của cà phê tới thai nhi có thể kể đến như:

Caffeine có thể cản trở hấp thu sắt là chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

 

Có nghiên cứu cho rằng uống cà phê quá nhiều khiến thai nhi bị rối loạn nhịp tim, hô hấp. Bên cạnh đó còn gia tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao hơn ở người mẹ.

Caffeine có thể gây tác động chuyển hóa giống adrenaline, hormone xuất hiện khi cơ thể stress làm giảm lượng máu nuôi thai nhi.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ uống cà phê hơn 200 mg mỗi ngày có nguy cơ sảy thai gấp 2 lần phụ nữ không dùng caffeine.

Khi lượng caffeine nạp vào cơ thể quá ngưỡng an toàn có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai, thai yếu, suy dinh dưỡng, thậm chí dẫn tới tình trạng sinh sẩy thai và sinh non.

Do đó, hầu hết bác sĩ khám thai sẽ khuyên bà bầu nên kiêng cà phê hoặc giảm lượng cà phê tiêu thụ hàng ngày xuống ít nhất có thể.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm