Phương pháp nấu ăn cho người tiểu đường
Điều bạn cần biết về hội chứng rối loạn giấc ngủ / Thực đơn cơm chiều: 3 món hao cơm
Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt nấu ăn
Nên sử dụng ngũ cốc nguyên cám cho người tiểu đường. Nguồn ảnh: Internet
Ngũ cốc nguyên hạt góp phần duy trì nồng độ đường ổn định trong máu, giúp người bị bệnh tiểu đường có sức khỏe tốt, không lo lượng đường tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.
Cho nên khi nấu hoặc ăn, bạn nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu Carbohydrate như gạo lứt, bột mì nguyên cám, diêm mạch, yến mạch, đại mạch, tấm lúa mì và bánh mì nguyên cám.
Nấu các loại đậu 1 vài lần trong tuần
Đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu Hà Lan… có chứa nhiều protein tốt, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi chuẩn bị thực đơn trong tuần cho người bị tiểu đường, bạn nên thường xuyên dùng đậu để nấu.
Đậu sẽ giúp bổ sung cho người bệnh nhiều dưỡng chất thiết yếu mà không làm bệnh trở nặng hơn.
Chọn lọc và giảm chất béo
Người bệnh đái tháo đường nên tránh xa các chất béo bão hòa vì chúng làm tăng cholesterol LDL (xấu) và giảm cholesterol HDL (tốt), làm bệnh thêm trầm trọng. Các loại chất béo bão hòa có trong công thức nấu nướng hằng ngày gồm: bơ, mỡ lợn, dầu dừa, nước cốt dừa, nội tạng động vật…
Khi mua nguyên liệu nấu nướng, bạn nên lưu ý thành phần dinh dưỡng ghi trên nhãn, tránh những loại bơ, dầu ăn có chữ “hydrogenated shortening”. Người bệnh đái tháo đường nên dùng các loại dầu thực vật, chứa chất béo không bão hòa như dầu hạt cải, dầu nành, dầu ô liu, dầu hạt nho, bơ thực vật không chứa chất béo. Khi nấu canh súp, bạn cũng nên vớt bỏ lớp váng mỡ trên bề mặt.
Ngoài ra, các loại thực phẩm làm từ sữa thường có hàm lượng chất béo rất cao sẽ khiến tăng cân. Thay vì dùng sữa nguyên chất, người bệnh đái tháo đường nên dùng sữa tách béo, tách kem. Đổi thói quen dùng sữa chua nguyên kem bằng sữa chua ít béo, tương tự với phô mai bạn cũng chọn loại ít béo (phô mai cottage)
Chọn loại tinh bột cung cấp năng lượng và chất xơ
Trong thói quen của người Việt, bữa ăn thường có cơm trắng và các loại thực phẩm từ bột như bún, phở, mì… Hàm lượng đường chuyển hóa từ các loại thực phẩm này rất cao.
Thế nên, giải pháp của người bệnh đái tháo đường là dùng gạo lức, thực phẩm làm từ bột mì nguyên cám hoặc ăn ngũ cốc nguyên hạt (có chữ whole grain trên bao bì) như yến mạch, đậu xanh, đậu đỏ…
Đây là các loại thực phẩm rất giàu chất xơ, tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn