Đời sống

Quả cau chữa sán, viêm ruột

Đa số chúng ta chỉ biết đến cau như một sản phẩm của đời sống tín ngưỡng và văn hóa. Tuy nhiên, cau còn là một vị thuốc Đông y với khả năng chữa bệnh hiệu quả không ngờ.

Suýt chết vì nhồi máu cơ tim cấp do một vết ong đốt / Lợi ích sức khỏe của nước dừa pha mật ong

1

Theo Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM, cau còn có tên gọi khác là binh lang, tân lang, sơn binh lang, gia binh lang. Cau được trồng bằng quả vào mùa xuân. Vào mùa thu, có thể chọn những buồng cau già chín hái lấy quả, bổ phơi tách riêng hạt và quả phơi khô.

Công dụng: hạt cau chữa viêm ruột, lỵ, chữa sán còn vỏ quả cau dùng chữa chậm tiêu. Liều dùng: hạt cau khô 0,5 4g/ngày; vỏ quả cau chín phơi khô: 8 - 12g/ngày.

Bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Chữa phù thũng, bụng đầy chướng khó thở tiểu tiện ít:

- Vỏ quả cau (đại phúc bì) 12g.

- Vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 12g.

- Vỏ quýt (Trần bì) 12g.

- Vỏ gừng (khương bì) 12g.

Sắc với 300ml nước, còn 200ml, chia uống trong ngày.

Bài 2. Chữa viêm ruột, lỵ:

Thái nhỏ hạt cau trộn rộp thân cây ổi, sắc với 100ml nước còn 50ml chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Bài 3. Chữa sán xơ mít (phối hợp với hạt bí ngô):

Đem hạt bí ngô phơi khô sau đó bóc lấy phần nhân để ăn, hoặc xay mịn toàn bộ hạt rồi lấy chất bột này chưng cách thuỷ, lọc lấy nước rồi uống. Lưu ý trước lúc uống nước hạt bí ngô phải nhịn ăn nhằm tăng hiệu quả của thuốc.

Khoảng hai tiếng đồng hồ sau khi đã uống nước hạt bí ngô, tiếp tục được cho uống nước sắc hạt cau già phơi khô.

Sau khi uống nước sắc hạt cau chừng 30 phút thì uống nước sắc rễ cây lựu. Lưu ý nên cố nhịn đại tiện, đến lúc nào bức bí quá mới đi ngoài nhằm đưa toàn bộ sán ra khỏi cơ thể.

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm