Đời sống

Quan niệm sai lầm về tiết kiệm điện

Tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng biết cách làm.

Phòng điều hoà nhất định phải lắp thêm một thứ này, đảm bảo vừa tiết kiệm điện lại bảo vệ sức khoẻ / Bố mẹ chồng giục giã chuyện sinh cháu, con dâu vẫn lén uống thuốc tránh thai mỗi ngày, tôi cay đắng đề nghị ly hôn ngay khi nghe vợ gọi điện

Dùng thiết bị tiết kiệm điện

Quan niệm sai lầm về tiết kiệm điện

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Bạn vẫn sẽ thường thấy nhan nhản trên báo đài về việc quảng cáo các thiết bị tiết kiệm điện. Theo đó, người ta cho rằng những vật dụng như tivi, tủ lạnh… khi sử dụng vào các thiết bị này sẽ giúp giảm bớt 30 – 40% năng lượng điện tiêu thụ. Tuy nhiên, những loại thiết bị như thế này đa số vẫn chưa được kiểm định rõ ràng. Vì thế, nếu bạn sử dụng phải hàng “dỏm”, thậm chí chúng sẽ còn gây tốn điện hơn hoặc gây nguy hiểm cho người dùng.

Bật tắt máy lạnh liên tục

Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng là tắt máy lạnh rồi vào phòng lại bật lại dù thời gian ra ngoài không lâu. Cũng có người có thói quen bật máy lạnh khi thấy nóng và tắt máy lạnh khi thấy lạnh. Hành động này sẽ khiến cho máy lạnh mau hỏng và gây tốn điện nhiều hơn vì chúng phải mất một lượng điện năng để khởi động lại. Vì thế, bạn nên duy trì nhiệt độ máy lạnh ở mức 28 – 29 độ và dùng thêm quạt để hơi lạnh lan tỏa khắp phòng.

Bật bình nóng lạnh cả ngày

Đúng là rơ le nhiệt trong bình nóng lạnh có tác dụng tự ngắt khi nước đủ nóng, nhưng cũng tự động đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ nước trong bình xuống thấp. Thêm nữa, việc cắm điện suốt 24/24 giờ làm cho dây may so nhanh hỏng vì phải hoạt động nhiều dễ quá tải, cháy nổ. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bình nóng lạnh bị rò điện. Vì vậy chỉ nên bật bình nóng lạnh trong vòng 10-20 phút và phải tắt nguồn điện trước khi sử dụng.

 

Luôn giữ các thiết bị ở chế độ standby (chế độ chờ)

Theo nhiều số liệu đo đạc, ở trong trạng thái standby, các thiết bị vẫn tiêu thụ điện xấp xỉ như khi nó đang hoạt động (khoảng 80-90%). Ví dụ như ti vi, đầu video, máy vi tính,… vẫn tiêu thụ một lượng điện năng dự phòng vào khoảng 4-10 watt. Chỉ cần cộng hết các công suất tiêu thụ điện ở chế độ chờ trong gia đình thì có thể mất vài chục watt mỗi ngày. Hơn nữa, nếu nguồn điện không ổn định, có thể gây chập cháy các thiết bị điện... Vì vậy nên tắt hẳn các thiết bị khi không sử dụng, không để ở chế độ chờ (standby).

Tiết kiệm điện chưa triệt để

Nhiều gia đình có thói quen tắt các thiết bị bằng điều kiển hoặc tắt trực tiếp trên thiết bị mà không rút hẳn thiết bị ra khỏi nguồn điện. Trên thực tế, thiết bị ở chế độ chờ hoặc chưa được ngắt hoàn toàn khỏi nguồn điện vẫn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Vì thế, cần lưu ý rút hẳn các thiết bị ra khỏi nguồn điện.

Ngoài ra, các gia đình cũng cần lưu tâm đến các thiết bị như lò vi sóng, lò nướng, quạt điện, TV… Đây cũng là những thiết bị "ngốn" điện, bên cạnh điều hòa, tủ lạnh. Mỗi thiết bị tiết kiệm điện một chút, hóa đơn tiền điện của các gia đình chắc chắn sẽ được giảm tối đa.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm